Thứ tư, 19/07/2023, 21:43

Mấy góc nhìn THƯƠNG HIỆU dưới góc nhìn TÀI CHÍNH

Nếu anh không xây được thứ chúng tôi không thể xây, vậy tôi mua anh làm gì? Để mượn tiền người giàu, hãy nói ngôn ngữ của họ.

Năm 2000, thời mở cửa WTO, chả ai biết thương hiệu là gì, chỉ cần cầm sản phẩm đi bán trong 1 thị trường còn xanh, cũng có thương hiệu để đời mặc dù chả cần lí thuyết chuẩn nào cả.

Rút ra 1: Khi thị trường còn quá lớn và các đối thủ chưa càn hết thị trường, việc của bạn là chiếm lấy và bán nhanh nhất có thể để người tiêu dùng nhớ tới bạn. Không cần suy nghĩ chiến lược thương hiệu gì cao siêu.

Năm 2010, bắt đầu thương hiệu mới hình thành và kéo dài, phát triển cho tới nay.

Người ta dùng tiền và quyền, vị thế thị trường để cạnh tranh với thứ họ vào sau, họ mới nhận ra tiền không mua được tất cả, sau 01 hồi cạnh tranh mệt mỏi.

- Tỉ lệ thất bại cao

- Tuyên bố số 1, chưa chắc vào được số 2 mặc dù tiền nhiều, quân đông, tướng mạnh, giảm giá & sát ván đối thủ nhưng ... không thay đổi được tâm trí và cách nghĩ của khách hàng về 01 thương hiệu.

Đau đớn trên thương trường quá, các anh đại ... quyết định MnA (mua bán & xác nhập) hoặc tránh … cho lẹ.

Case:

- Oppo tránh phân khúc Apple, Samsung

- Mondelez Mĩ mua Kinh Đô đổi thành Mondelez Kinh Đô

- Ki Đô làm bánh bao, không đánh bật được Thọ Phát, quyết định mua 25% cổ phần.

- Dạ Lan lừng lẫy sau khi nhận được khoản tiền kếch xù từ việc bán cho Unilever với tham vọng xây dựng lại thương hiệu mới, cho dù hết tiền vẫn chưa có gì mới & được tồn tại.

Rút 2: Nhà giàu đâu có khờ hen, khi họ mua tức họ biết chúng đáng giá để ... xuống tiền, lại được tiếng thành công

2023, trong 01 thị trường quá đỏ ở mọi ngành, khác biệt & thuận lợi thời điểm năm 2000 không còn nhiều, nhu cầu nào cũng đã hình thành, khoảng trống năm xưa đã bị lấp đầy 80%, khởi nghiệp ngày càng khó hơn, kiếm được nỗi đau thị trường còn xót lại để giải quyết đỏ con mắt hơn nếu founders không nằm vùng đủ lâu, đủ sâu để hiểu khách hàng mình đang nghĩ gì và mình nên tập trung vào đâu để bán hàng, xây dựng thương hiệu và xuống tiền đốt Marketing.

Rút 4: Khi cứng đầu làm một thứ không có gì mới và khác biệt, ta mất tiền (Đau)

Khi thị trường càng khó, sự bài bản lên ngôi, trong các khe cửa hẹp của thị trường đã có rất nhiều tên tuổi và họ đang giành giựt tâm trí của khách hàng mỗi ngày, nếu bạn không có một chiến lược cạnh tranh đủ tốt và dài hạn, bạn sẽ mất tiền.

Nếu ai đó đã từng thực chiến với nhà đầu tư, họ sẽ hỏi các câu hỏi tương tự:

 
- KHMT là ai?

- Bạn bán gì?

- Bạn bán bằng cách nào?

- Chi phí trên khách hàng mới bao nhiêu?

- Vòng đời KH bao lâu?

- Biểu đồ định vị anh đang ở đâu?

“Nói ngắn gọn thôi, làm sao cho 01 người như tôi không nằm trong thị trường của anh có thể hình dung 1 cách nhanh nhất tài sản vô hình này?”

Rút 5: Investor là người làm thương hiệu giỏi và thực tế nhất.

Rút 6: Mất tiền trong KD là tối kị trong quyết định tài chính và tài sản.

Rút 7: Đi sau = Bỏ chi phí nhiều hơn cho 1 KH mới = hoặc phải nói 1 thông điệp mới trong mớ bòng bong thông điệp cũ lẫn lộn để tìm ra một thị trường đủ lớn và hoàn tất giai đoạn gia nhập thị trường, có doanh thu và trả cho các khoản đầu tư và chứng minh được cho HDQT bức tranh tương lai có khả năng ... tăng trưởng.

Rút 8: Không biết về lí thuyết chuẩn, nhưng cứ có năng lực quản lí tiền bạc và tồn tại miết trên thị trường, dần dần cũng hình thành thương hiệu.

Logo có thể chưa đẹp, hình ảnh chưa đồng bộ, lí thuyết chưa tốt, truyền thông chưa hay, ok thôi.

Miễn họ còn tồn tại, thì tự dưng họ còn thương hiệu.

Hỏi mở 1: Tài chính liên quan nhiều tới thương hiệu, không có tài chính, liệu có còn thương hiệu không?

Hỏi mở 2: CEO tầm quyết định business (Cao hơn tài chính và giám đốc thương hiệu) nên làm gì để có chiến lược cạnh tranh đáng tin cậy?

Hỏi mở 3: Trong tài chính, thương hiệu là tài sản vô hình quyết định đến giá bán trong đàm phán, làm sao đo lường được chúng?

Với dân tài chính, mọi thứ đều phải ... định lượng. hihi

Kết: Nếu anh không xây được thứ chúng tôi không thể xây, vậy tôi mua anh làm gì?

Để mượn tiền người giàu, hãy nói ngôn ngữ của họ.

 

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-30 02:34

VN-INDEX 1,209.52 4.55 0.38%
HNX-INDEX 226.82 0.75 -0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 0.43 0.48%
VN30-INDEX 1,240.50 6.78 0.55%
HNX30-INDEX 485.92 1.85 -0.38%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật