Thứ tư, 19/06/2024, 22:54

Đã gom hơn 2.000 tấn, nhiều nước vẫn muốn 'ôm' thêm vàng

Thế giới chứng kiến những đợt gom vàng lớn chưa từng có của các ngân hàng trung ương trong giai đoạn 2022-2023 và xu hướng ấy có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2024.

Hội đồng Vàng Thế giới mới công bố kết quả khảo sát 70 ngân hàng trung ương trên thế giới về kế hoạch dự trữ vàng trong năm 2024. Kết quả cho thấy, nhu cầu gom vàng vẫn rất lớn.

Hầu hết các ngân hàng trên đều dự báo rằng nhu cầu vàng của thế giới sẽ tiếp tục tăng trong 2024 và 30% tham gia khảo sát cho biết có kế hoạch tăng dự trữ vàng của mình trong năm nay.

Kế hoạch dự trữ vàng của các ngân hàng (chú thích từ trái sang phải: tăng, không đổi, giảm, không ý kiến) (nguồn: WGC)
Kế hoạch dự trữ vàng của các ngân hàng (chú thích từ trái sang phải: tăng, không đổi, giảm, không ý kiến) - Nguồn: WGC

Theo đại diện của các ngân hàng trung ương, lãi suất, lạm phát và vấn đề địa chính trị là các yếu tố thôi thúc các quốc gia phải tăng vàng trong dự trữ của mình.

Thế giới thời gian qua chứng kiến nhiều vấn đề địa chính trị như xung đột Nga - Ukraine leo thang, khu vực Trung Đông bất ổn, căng thẳng bán đảo Triều Tiên. Cùng với việc nền kinh tế toàn cầu chưa thể hồi phục hoàn toàn đã khiến cho các quốc gia phải có những biện pháp để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình.

3 yếu tố giá trị dự trữ lâu dài lớn, hiệu quả tốt trong thời kỳ bất ổn và tài sản tốt để đa dạng hóa dự trữ là những nguyên nhân khiến các ngân hàng trung ương chọn vàng (nguồn: WGC)
3 yếu tố giá trị dự trữ lâu dài lớn, hiệu quả tốt trong thời kỳ bất ổn và tài sản tốt để đa dạng hóa dự trữ là những nguyên nhân khiến các ngân hàng trung ương chọn vàng (Nguồn: WGC)

Lý do các ngân hàng trung ương chọn vàng

Theo khảo sát của WGC, các ngân hàng trung ương muốn gom vàng do 3 nguyên nhân chính, gồm: giá trị dự trữ lâu dài lớn, hiệu quả tốt trong thời kỳ bất ổn và là một tài sản tốt để đa dạng hóa dự trữ.

Thực tế cho thấy USD - đồng tiền đang được sử dụng làm ngoại hối dự trữ lớn nhất thế giới đang bộc lộ những rủi ro cho những ngân hàng nắm giữ chúng.

Đầu tiên, những đồng USD có thể trở nên mong manh khi một quốc gia bị Mỹ và các đồng minh phương Tây cấm vận, trừng phạt với ví dụ tiêu biểu nhất là Nga sau khi chiến sự với Ukraine nổ ra.

Một nguyên nhân khác đó là sự trỗi dậy của BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi nắm giữ 1/3 GDP thế giới đang đẩy mạnh quá trình phi đô la hóa khiến cho áp lực lên đồng USD trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết

Do đó, không một tài sản nào hợp lý hơn vàng có thể trở thành một nguồn dự trữ mới cho các nước này.

Năm ngoái, các ngân hàng trung ương đã bổ sung thêm 1.037 tấn vàng, nhiều thứ hai trong lịch sử, chỉ sau 1.082 tấn hồi năm 2022. Giá vàng đã lập kỷ lục về giá với 2.448,8 USD/ounce vào 12/4 và dù đã giảm trong thời gian gần đây, vẫn đang vận động quanh đỉnh.

“Dù nhu cầu của các ngân hàng trung ương vào năm 2024 có thể không cao như năm 2022 hoặc 2023, chúng tôi vẫn tin rằng họ vẫn sẽ tiếp tục gom vàng trong thời gian còn lại của năm”, Krishan Gopaul, Nhà phân tích cấp cao của Hội đồng Vàng Thế giới, trả lời phỏng vấn Kitco News./.

Tham khảo: WGC, Kitco

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-07-06 06:51

VN-INDEX 1,283.04 3.15 0.25%
HNX-INDEX 242.31 0.43 0.18%
UPCOM-INDEX 98.26 0.00 0.00%
VN30-INDEX 1,316.18 5.55 0.42%
HNX30-INDEX 531.65 1.93 0.36%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-07-04

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25455 0%
EUR/VND 27522 0.2221%
CNY/VND 3502.2431 0.0316%
JPY/VND 157.8311 0.002655%
EUR/USD 1.0812 0.2411%
USD/JPY 161.28 -0.2536%
USD/CNY 7.2682 -0.0289%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật