Thứ bảy, 14/10/2023, 16:31

Thuật toán Youtube & 9 mẹo cải thiện phạm vi tiếp cận năm 2023

Bạn đang lên kế hoạch để cải thiện lượt xem cho nội dung của mình trên Youtube vào năm 2023, vậy thì bài viết này chắc chắn là tấm bản đồ mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn vẫn tin vào giấc mơ "một đêm đổi đời" nhờ việc video được lên #xuhuong thì rất tiếc phả

I. Thuật toán Youtube là gì?
Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng lội về quá khứ để tìm hiểu các xu hướng tối ưu nội dung cho nền tảng này thay đổi như thế nào qua những năm qua.

2005 – 2011: Tối ưu hóa dựa trên lượt nhấp & xem 

Thuở sơ khai của Youtube, thuật toán đề xuất nội dung cho người dùng dựa trên lượt xem (views) hoặc lượt nhấp (clicks). Chính vì thế, giai đoạn này được coi là thời đại của mồi nhử nhấp chuột (Clickbait). Nó ám chỉ nội dung mang tính giật gân (mồi nhử) nhằm thu hút người dùng nhấp chuột vào một trang web để tăng lượt tương tác.

2012: Tối ưu hóa dựa trên thời gian theo dõi thực

Xu hướng kể trên đã kéo dài tới 6 năm cho tới khi Youtube lần đầu tiên thay đổi thuật toán của mình vào năm 2012. Cụ thể, Youtube sẽ gợi ý cho người dùng những video có lượt xem lâu nhất. Sự thay đổi này được cho là sử dụng logic bởi nếu nhiều người cùng dành nhiều thời gian để xem một video, chắc chắn nội dung của video đó sẽ có giá trị với những người khác. 

Đồng thời, sự kiện đó cũng được coi là một hành động mang tính thay đổi thời cuộc (Game changer), biến Youtube trở thành một sân chơi khó đoán hơn. Bởi, trong khi một số nhà sáng tạo nội dung cố gắng làm cho video của họ ngắn hơn để khiến khán giả cảm thấy hứng thú và theo dõi hết video hơn. Trong khi đó, một số Youtuber khác lại làm cho video của họ dài hơn để tăng thời gian xem tổng thể. Trước hai luồng xu hướng, YouTube đã không đưa ra bất cứ bình luận nào và duy trì "hướng dẫn" của mình: Hãy tạo ra những video mà khán giả muốn xem và thuật toán sẽ thưởng cho bạn.

Tuy nhiên, nếu là một người dùng Youtube lâu năm, bạn thừa hiểu rằng thời gian xem video không nhất thiết phải ràng buộc với chất lượng của video. Khi người dùng dần phát ngấy với những video có phần "lê thê". Chính điều này đã buộc YouTube phải thay đổi chiến thuật.

2015-2016: Tối ưu hóa nội dung để tăng sự hài lòng của người xem 

Vào năm 2015, YouTube bắt đầu đo lường mức độ hài lòng của người xem thông qua các cuộc khảo sát người dùng. Nó cũng ưu tiên các số liệu phản hồi trực tiếp như Lượt chia sẻ, Lượt thích và Lượt không thích.

Nói tóm lại, thuật toán Youtube giai đoạn này đã ưu tiên việc cá nhân hóa nội dung hướng tới người dùng. Cụ thể, thay vì đề xuất video mà có lẽ "nhiều người khác đã xem" như trước đây thì Youtube đã gợi ý những video chứa nội dung mà mỗi người dùng cụ thể muốn xem. Do đó, vào năm 2018, Giám đốc sản phẩm của YouTube công bố rằng 70% thời gian người dùng sử dụng nền tảng này dành để xem các video mà thuật toán đề xuất.

2016 - Hiện nay: Loại bỏ nội dung độc hại 

Lần thay đổi lớn tiếp theo, và cũng là cuối cùng tính tới hiện tại là vào năm 2019, khi số lượng người dùng Youtube trở nên quá lớn, việc phát tán thông tin xấu, cổ súy bạo lực hay các vấn đề liên quan tới chính trị cũng theo đó trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Để giải quyết triệt để tình trạng này, Youtube đã cải tiến thuật toán của mình nhằm lọc và loại bỏ tới 70% những video chưa nội dung vi phạm. Sự ra đời của thuật toán này cũng khiến những nhà sáng tạo nội dung hay cả những thương hiệu lớn trở nên cẩn trọng hơn với nội dung mà mình sản xuất. 

Sau ngần ấy thay đổi thì thuật toán của Youtube đang hoạt động như thế nào vào năm 2023?

Youtube đã phát triển và đưa sự "cá nhân hóa" lên tới một tầm cao mới. Giờ đây, thuật toán sẽ đưa ra các đề xuất riêng biệt cho từng người dùng. Những đề xuất này sẽ dựa trên  sở thích và lịch sử xem của từng người dùng. Đồng thời những video được đề xuất cũng sẽ dựa trên các yếu tố như hiệu suất và chất lượng của video.

Khi quyết định đề xuất nội dung gì cho người dùng, thuật toán YouTube sẽ quan tâm đến những yếu tố sau:

- Người dùng đã thích những video nào trong quá khứ? Giả dụ như nếu bạn đã xem một đoạn video dài 40 phút về các lá cờ trên thế giới hoặc đã thích hoặc nhận xét về video đó, thì thuật toán sẽ cho rằng bạn thấy nó thú vị và mong đợi nhiều nội dung về cờ tương tự như video đó.

- Những chủ đề hoặc kênh nào người dùng đã từng xem trước đây? Nếu bạn đăng ký kênh YouTube của Bà Tân Vlog chẳng hạn, thuật toán có thể sẽ hiển thị cho bạn nhiều nội dung liên quan tới vlog hơn.

- Những video tương tự nào thường được những người dùng khác xem trước đó? Nếu bạn xem “Văn hóa ấn độ” và hầu hết những người xem đó cũng xem “Ẩm thực đường phố Ấn Độ”, thì YouTube có thể đề xuất đó là video bạn sẽ xem tiếp theo.

Youtube làm cách nào để đánh giá một video có đáng xem hay không?

Đầu tiên, nó không phải hoàn toàn chỉ đánh giá về nội dung. Nội dung thực tế trong video của bạn hoàn toàn không được thuật toán YouTube đánh giá. Thông tin này là hoàn toàn chính xác bởi nó đã được chính Youtube xác nhận: “Thuật toán của chúng tôi KHÔNG CHÚ TRỌNG vào nội dung video; nó chú ý đến người xem. Vì vậy, thay vì cố gắng tạo những video khiến thuật toán hài lòng, hãy tập trung vào việc tạo những video khiến khán giả của bạn hài lòng”.

Thay vào đó, YouTube sẽ xem xét các chỉ số sau cho thuật toán đề xuất của mình:

- Mức độ quan tâm, yêu thích của người xem: Khi một video được đề xuất, mọi người có thực sự xem video đó, bỏ qua video đó hay báo cáo “không quan tâm” không?

- Thời gian xem trung bình của video: Thuật toán của YouTube xem xét cả thời lượng xem và tỷ lệ phần trăm trung bình được xem để xếp hạng.

- Mức độ yêu thích của người xem trong quá khứ: Lượt thích và không thích cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá, tương tự như mức độ tương tác và kết quả khảo sát.

- Vị trí địa lý của người nhà sáng tạo nội dung: Ví dụ như thời gian trong ngày hay ngôn ngữ của video cũng ảnh hưởng đến thuật toán của YouTube.

II. Thuật toán của Youtube hoạt động dựa trên những yếu tố nào?

Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có một số lượng video tương đương 500 giờ được đăng tải lên Youtube. Hãy tưởng tượng tài khoản của bạn sẽ "loạn" tới mức nào nếu không có hệ thống thuật toán can thiệp để mang tới nội dung phù hợp nhất dành cho bạn.

Như đã đề cập trước đó, mục tiêu của thuật toán KHÔNG PHẢI là mang tới cho bạn những video đang nằm top xu hướng, đang được xem nhiều nhất... mà là video phổ biến và mới nhất dựa trên sở thích và lịch sử tìm kiếm của bạn. Hệ thống coi đó là những nội dung phù hợp và hữu ích nhất với bạn.

Đó là lý do tại sao, có đôi khi 2 tài khoản cùng tìm kiếm một dạng video lại cho ra những kết quả khác nhau.

Những yếu tố mà thuật toán ưu tiên bao gồm các yếu tố như:

- Mức độ liên quan: Hệ thống sẽ cố gắng đối sánh các yếu tố như tiêu đề, thẻ, nội dung và mô tả phù hợp với truy vấn tìm kiếm của bạn.

- Tương tác: Các yếu tố này bao gồm thời gian và tỷ lệ phần trăm xem cũng như lượt thích, nhận xét và chia sẻ.

- Chất lượng: Để đánh giá chất lượng, thuật toán sẽ xem xét các tín hiệu để xác định quyền hạn và độ tin cậy của kênh đối với một chủ đề nhất định.

- Lịch sử tìm kiếm và xem của người dùng: Bạn đã thích hoặc xem gì trong quá khứ? Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm mà thuật toán YouTube cho là hữu ích đối với bạn.

Những yếu tố trên sẽ chỉ đồng thời được xem xét dựa theo 3 vị trí khác nhau trên nền tảng này: 

1. Trang chủ

Đây là những gì bạn thấy khi mở ứng dụng YouTube hoặc truy cập trang web YouTube. Nó được cá nhân hóa cho từng người xem. Công cụ đề xuất chọn video cho Màn hình chính dựa trên:

- Hiệu suất của video

- Lịch sử xem và tìm kiếm của người dùng

2. Video được đề xuất

Đây là những video được đề xuất cùng với video bạn đang xem: danh sách các video xuất hiện trong phần 'Tiếp theo'. Thuật toán đề xuất các video ở đây dựa trên:

- Chủ đề của video hiện tại

- Lịch sử xem của người dùng

3. Lượt tìm kiếm

Từ khóa rõ ràng đóng một vai trò quan trọng tại đây. Nhưng kết quả tìm kiếm của mỗi người dùng sẽ hơi khác nhau nhờ vào các tín hiệu được cá nhân hóa mà thuật toán tính đến. Những tín hiệu này bao gồm:

- Mức độ liên quan của tiêu đề, mô tả và nội dung video với cụm từ tìm kiếm

- Hiệu suất và mức độ tương tác của video

Youtube Shorts & những lưu ý về thuật toán

Trước sức hút "khủng khiếp" từ Tiktok và các định dạng video ngắn. Youtube cũng đã cho ra mắt Youtube Shorts như một “vũ khí” để đối phó với gã khổng lồ mới nổi từ Trung Quốc. 

YouTube Shorts là các video ngắn với định dạng dọc (16:9) được quay bằng điện thoại thông minh và tải trực tiếp lên nền tảng từ ứng dụng YouTube. 

Phó Giám đốc quản lý sản phẩm của YouTube đã mô tả Shorts là “một trải nghiệm video dạng ngắn mới dành cho các nhà sáng tạo và nghệ sĩ muốn quay những video ngắn, hấp dẫn chỉ với chiếc điện thoại thông minh của họ” . Ông cho rằng: “Shorts là một cách mới để thể hiện bạn trong 15 giây hoặc ít hơn”.

Nhưng làm cách nào để những video ngắn của bạn được mọi người biết đến?
Người dùng YouTube có thể tìm và xem video ngắn trên trang chủ YouTube hoặc qua tab Shorts trên trang web hoặc ứng dụng. Các video ngắn phải tuân theo các quy chuẩn đề xuất giống như các video "dài" trên YouTube:

- Mức độ liên quan: Tiêu đề, thẻ, nội dung và mô tả có khớp với cụm từ tìm kiếm không?

- Tương tác: Những người khác có thích và bình luận về video này không?

- Lịch sử xem của người dùng: Bạn đã thích hoặc xem gì trong quá khứ?

- Nội dung tương tự: Những video ngắn nào có nội dung tương tự mà người dùng khác thường thích xem?

- Thời gian xem: Tuy yếu tố này ít quan trọng hơn so với khi sáng tạo một nội dung video cổ điển. Nhưng nếu ai đó thậm chí không thể xem hết video dài 15 giây của bạn, thì nó chắc chắn không phải là một dấu hiệu tốt với Youtube.

III. 9 mẹo cải thiện phạm vi tiếp cận cho nội dung trên Youtube

1. Nghiên cứu từ khóa

Sẽ không có một cá nhân cụ thể nào ngồi ở trụ sở Youtube dành thời gian ra xem video của bạn và xếp hạng nó cả. Thay vào đó, thuật toán sẽ xem xét dữ liệu từ video của bạn, tự thêm nó vào danh mục liên quan và sắp xếp chúng tới những người có thể muốn xem video đó.

Khi mô tả video của bạn cho thuật toán, bạn cần sử dụng các từ ngữ miêu tả chính xác, ngắn gọn và sát nhất với truy vấn mà mọi người đang sử dụng để tìm kiếm.

Ví dụ: nếu bạn đang tải lên một video về hài độc thoại (Stand-up comedy), bạn nên đưa các từ “hài kịch” và “hài hước” vào phần tiêu đề, mô tả cũng như nêu rõ chủ đề của video.

Ngoài được biết đến là một nền tảng chuyên về video, Youtube cũng là một công cụ tìm kiếm. Chính vì thế bạn có thể tiến hành nghiên cứu về từ khóa của mình giống như cách bạn thực hiện đối với một bài đăng trên blog hoặc nội dung web thông qua việc sử dụng các công cụ miễn phí như Google Adwords hoặc SEMrush.

Khi bạn đã xác định được các từ khóa chính của mình, bạn cần sử dụng chúng tại bốn vị trí trong:

- Tên tệp của video (ví dụ: laparoscopic-appendectomy.mov)

- Tiêu đề của video (sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hấp dẫn như “Từng bước sơ chế cá ngừ để làm sushi trong đời thực”)

- Phần mô tả video trên YouTube (đặc biệt là trong hai dòng đầu tiên)

- Tập lệnh của video (bao gồm cả trong phần phụ đề chi tiết của video)

Nhưng có một nơi bạn không cần đặt từ khóa: đó là trong các thẻ của video. Bởi theo Youtube, thẻ “đóng một vai trò khá nhỏ trong việc giúp người dùng khám phá video” và hữu ích nhất nếu từ khóa hoặc tên kênh của bạn thường bị viết sai chính tả. (ví dụ: đồng hồ cũ đẹp, đồng hồ củ đẹp v.v.). Việc thêm quá nhiều thẻ vào mô tả video của bạn thậm chí có thể gây hại cho kênh của bạn vì video có thể vi phạm chính sách của YouTube về spam hoặc lừa đảo.

2. Thiết kế một thumbnail thực sự hấp dẫn

Nhưng tất nhiên là không phải bằng cách tạo ra một tiêu đề dạng mồi nhử nhấp chuột (Clickbait) đâu nhé!

Sức lôi cuốn (Appeal) là từ mà Youtube sử dụng để mô tả cách một video lôi kéo người dùng quyết định nhấp chuột vào xem, bất chấp chúng có thể không quá hữu ích. Nghiên cứu chỉ ra rằng Thumbnail càng trực quan (Tiêu đề cung cấp đủ thông tin, hình ảnh hấp dẫn...) sẽ càng tăng cơ hội được người dùng nhấp xem.

Để tăng độ hấp dẫn cho video, Ori đưa ra cho bạn một vài gợi ý sau:

- Tải lên một thumbnail tùy chỉnh có thể giữ cho chúng hiển thị nhất quán trên tất cả các phiên bản thu nhỏ

- Viết một tiêu đề hấp dẫn tới mức bạn khó lòng mà bỏ qua khi đọc nó. 

- Hãy nhớ rằng câu đầu tiên của phần mô tả sẽ hiển thị trong phần thông tin tìm kiếm, vì vậy hãy làm cho nó trông thực sự thú vị và phù hợp với truy vấn mà khách hàng đang tìm kiếm.

3. Giữ chân khán giả bằng nhiều nội dung khác nhau trên kênh

Giống như việc đặt những chủ đề có liên quan tới bài viết để điều hướng khách hàng trong một bài SEO tiêu chuẩn, việc gợi ý những video có liên quan hoặc bạn cho là thực sự thú vị của kênh tới người dùng cũng là một yếu tố quan trọng giúp bạn giữ chân người dùng,

Để có thể tối ưu hóa bước này, bạn cần:

- Gắn thẻ các video khác có liên quan hoặc khán giả có thể quan tâm ở cuối video

- Tạo danh sách phát cho các video có cùng chủ đề

- Thêm nút kêu gọi subscribe trong mỗi video

4. Thu hút khán giả từ nhiều kênh khác nhau

Bạn sẽ không sợ thuật toán nếu lượt xem của bạn không phụ thuộc vào thuật toán. Thế nhưng nếu không tuân theo thuật toán thì lượng người xem đến từ đâu? Câu trả lời chính là nhờ các phương tiện truyền thông khác.

Chẳng hạn bạn có thể chạy quảng cáo trên Youtube, trên các trang web bên ngoài hay quảng cáo chéo hoặc PR trên các phương tiện truyền thông khác cũng như thông qua mối quan hệ đối tác để được nhắc tới trên các kênh Youtube có liên quan...

Thuật toán của Youtube sẽ không "trừng phạt" video có nhiều lưu lượng truy cập tới từ bên ngoài nền tảng (Ví dụ từ một bài đăng trên Facebook). Do đó, hãy tận dụng điều này như một lợi thế vì tỷ lệ nhấp và thời lượng xem thường tăng khi phần lớn lưu lượng truy cập của video đến từ quảng cáo hoặc trang web bên ngoài.

Theo nhóm sản phẩm của YouTube, thuật toán chỉ chú ý đến hiệu suất và các chỉ số của video. Vì vậy, một video đang hoạt động tốt sẽ được hiển thị cho nhiều người hơn trên trang chủ, bất kể số liệu của video đó tới từ đâu.

5. Đừng giảm giá trị nội dung bằng những nội dung “giật tít”, câu view quá đà

Cố gắng tăng lượt xem bằng mọi giá để hưởng lợi từ chính lượt xem cao là một cuộc trao đổi “lose-lose”. Có thể bạn đã tạo ra một tiêu đề cực kỳ đặc sắc có khả năng đánh lừa rất nhiều khán giả hay một combo thumbnail cực kỳ hấp dẫn mà bạn chắc mẩm người dùng khó có thể chống cự... Tuy nhiên, chúng lại chẳng liên quan gì đến nội dung của video. Hiển nhiên, bằng cách đó, video của bạn chắc chắn sẽ thành công thu hút người xem click vào ở những bước đầu tiên nhưng họ sẽ nhanh chóng nhận ra họ đã bị lừa và thoát ra ngay sau đó.

Nếu sử dụng mẹo này, bạn không chỉ tự đánh mất uy tín của bản thân mà còn bị thuật toán trừng phạt vì lỗi "Gây hiểu lầm hoặc giật gân". Xin được nhắc lại một lần nữa, việc sử dụng mồi nhử nhấp chuột (Clickbait) sẽ không bao giờ đánh lừa được thuật toán.

Thay vào đó hãy cố gắng tạo ra những nội dung có giá trị, đặt tiêu đề có liên quan cũng như tạo ra những thumbnail dễ hiểu, thể hiện chính xác những gì mà người dùng sắp nhận được nếu họ nhấp vào video.

6. Cải thiện chất lượng nội dung bằng việc thử nghiệm

Cách duy nhất để biết điều gì đang thực sự thu hút sự chú ý của khán giả và mang lại cho bạn những lượt xem quý giá đó là thử nghiệm. Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy công thức bí mật để thành công nếu không có một chút thử nghiệm… và có thể là một vài thất bại trên đường đi.

Mr. Beast không trở thành YouTuber giàu nhất thế giới chỉ sau một đêm. Bằng cách thử và sai, anh ấy phát hiện ra rằng các nội dung của anh ấy càng "hoang dã" và điên rồ bao nhiêu thì lượt xem và sự tương tác của anh ấy càng tốt bấy nhiêu. Và bây giờ anh ấy đang cố gắng chữa bệnh mù lòa cho cả nghìn người từ số tiền kiếm được. 

Tất nhiên, xuất phát từ một kênh nhỏ với vài chục người đăng ký, việc sở hữu nút vàng, bạc, kim cương là giấc mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên hãy chỉ tập trung vào những video thiết thực và có giá trị với người dùng, thử nghiệm độ hiệu quả của chúng qua thời gian và chắt lọc ra những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục thử.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những thử nghiệm đó không gây ảnh hưởng xấu tới thứ hạng kênh của bạn hoặc các video trong tương lai. 

7. Xác định và hiểu đối tượng khán giả mục tiêu

Liệu bạn có thể tạo ra sự hoài niệm, đồng cảm với một video về những trò chơi của 8x, 9x nếu khán giả trên kênh của bạn phần lớn là GenZ, thậm chí là Gen Alpha với sở thích xem Minecraft (Một trò chơi xây dựng nổi tiếng trên mạng)? Câu trả lời hiển nhiên là không. Đó là lý do vì sao việc hiểu đối tượng mục tiêu và hành vi của họ là rất quan trọng.

Bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu về vị trí, giới tính và độ tuổi của khán giả. Bởi nó có thể mang tới những thông tin vô cùng quan trọng cho chiến lược nội dung của bạn. Hãy chú ý cách người xem thực sự tương tác với video thông qua các chỉ số thể hiện mức độ tương tác, thời gian xem,... vì điều này cũng sẽ chỉ cho bạn hướng đi đúng đắn.

Bởi biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!

8. Đăng bài vào “giờ hoàng đạo”

Thuật toán của YouTube không trực tiếp dựa trên các đề xuất về thời gian mà bạn đăng tải video lên. Tuy nhiên, thuật toán sẽ đánh giá mức độ phổ biến và mức độ tương tác của video. Và cách để bạn chắc chắn có được nhiều lượt xem hơn trên YouTube là đăng video khi khán giả của bạn đang trực tuyến.

Chẳng hạn như với một kênh về chủ đề ẩm thực, khi cố gắng tiếp cận những "chiếc bụng đói" vào nửa đêm, việc đăng tải lên một video về ASMR Mukbang (video về ăn uống trực tiếp với phần âm thanh ASMR) sẽ là một trong những cách đảm bảo cho bạn có được lượt xem mà mình mong muốn. Hãy chuẩn bị video rồi sử dụng công cụ lên lịch để đạt được lượng tiếp cận tối đa.

9. Đừng cố kéo dài thời lượng video! Hãy làm chúng trở nên chất lượng và giá trị!

Mặc dù thuật toán của Youtube có "thưởng" cho những video có dung lượng thời gian dài, nhưng tất cả chỉ là tương đối. 

YouTube cho biết: “Hệ thống khám phá của Youtube sử dụng các yếu tố thời gian xem tuyệt đối và tương đối để quyết định mức độ tương tác của khán giả”. “Hiểu một cách đơn giản, thời gian xem tương đối quan trọng hơn đối với các video ngắn và thời gian xem tuyệt đối quan trọng hơn đối với các video dài.”

Vì vậy, hãy bớt suy nghĩ về tổng thời lượng khi bạn tạo ra một video và suy nghĩ nhiều hơn về việc tạo nội dung hấp dẫn giúp khán giả của bạn xem hết video, bất kể video của bạn dài hay ngắn. Nếu họ chỉ xem được 25% rồi bỏ đi thì điều đó chắc chắn là một dấu hiệu không tốt, cho dù video của bạn dài 6 phút hay 60 phút đi chăng nữa.

Nếu các chỉ số chỉ ra rằng bạn đang mất 50% khán giả trong 30 giây đầu tiên, hãy thử cắt nội dung đó. Nếu thời gian xem trung bình của bạn là 2 trên 10 phút, hãy tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tạo một video chỉ dài 5 phút. Mỗi video được đánh giá dựa trên giá trị riêng của nó, điều đó có nghĩa là mỗi video là một cơ hội mới để thành công hoặc thất bại.

Trên đây là tóm lược về cách mà thuật toán Youtube hoạt động trong năm 2023. Bạn cũng cần nhớ rằng đây chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp nội dung của bạn tới được với người dùng mà thôi, nên lời khuyên là hãy cố gắng trở nên đa dạng hơn với nội dung của mình. 

Tags:
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-28 04:46

VN-INDEX 1,209.52 4.55 0.38%
HNX-INDEX 226.82 0.75 -0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 0.43 0.48%
VN30-INDEX 1,240.50 6.78 0.55%
HNX30-INDEX 485.92 1.85 -0.38%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật