Thứ năm, 07/03/2024, 10:55

Lạm phát tăng tốc, có đáng lo?

Sau “cú giật” của chỉ số CPI mới được công bố trong tháng 2 vừa rồi, biến số về lạm phát bắt đầu được nhà đầu tư cân đối lại trong đánh giá triển vọng kinh tế của năm 2024.

Sau “cú giật” của chỉ số CPI  tháng 2 vừa qua, biến số lạm phát đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. 

Chia sẻ tại chương trình “Điểm nhấn kinh tế vĩ mô & tiền tệ quý I/2024”, ông Trần Ngọc Báu - CEO WiGroup cho biết không có nhiều dấu hiệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ giảm và lạm phát có thể tiếp tục tăng nhẹ.  

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 2/2024 tăng 1,04% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước.

CEO WiGroup cho biết, áp lực tăng giá 2 tháng đầu năm 2024 chủ yếu đến từ hàng hóa và dịch vụ ăn uống chủ yếu đến từ yếu tố mùa vụ là Tết. Vì vậy, áp lực tăng giá các tháng sau sẽ không còn mạnh như trước. 

“Đợt tăng giá xăng dầu gần đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá, tuy nhiên, với một nền kinh tế yếu và ít biến động chính trị, giá cả khó có khả năng tăng giá mạnh. Do đó, trong tương lai, khả năng biến động của CPI trong lĩnh vực giao thông sẽ khá thấp”, ông Báu nói.

Ở hướng ngược lại, giá thuê nhà đã và đang tiếp tục tăng trở lại từ cuối năm 2023 cũng tạo áp lực lạm phát. 

CEO WiGroup dự báo ngay trong tháng 3, CPI có thể tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Áp lực lạm phát có thể gây tác động tiêu cực đến thị trường, chính sách, và cả lãi suất huy động, qua đó ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, áp lực này sẽ giảm dần về nửa sau của năm 2024.

Theo ông Lê Phan Thành Long, nhà sáng lập của Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA), chính sách kinh tế trong giai đoạn này đã tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, và lạm phát được xem là một tác động phụ mà các nhà quản lý chấp nhận. Vì vậy chỉ số CPI vẫn sẽ tăng có kiểm soát và không vượt quá mức mục tiêu được đặt ra.

“Một điểm đáng quan tâm nữa chính là nhà đầu tư nên để ý những yếu tố liên quan trực tiếp đến túi tiền như giá thuê nhà hay chi phí sinh hoạt của chính mình. Túi tiền kém sẽ tác động ngay đến nhu cầu tiêu dùng trong nước rồi ảnh hưởng đến giá chung của toàn thị trường”, ông Long chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital, cho rằng lạm phát tăng cao có thể khiến người dân rút tiền tiết kiệm và chuyển sang mua USD hoặc vàng, do yếu tố tâm lý. Theo ông Tuấn, vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát lạm phát khi Chính phủ có thể đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát một số thành phần của lạm phát kịp thời như giảm thuế môi trường khi giá xăng dầu tăng cao. Do đó, ông tin vào khả năng hoàn thành mục tiêu về lạm phát trong năm nay.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, lạm phát kỳ vọng cũng cần được lưu tâm. Bởi, lạm phát không chỉ phản ánh vào các con số và giá cả, mà còn phản ánh kỳ vọng của người dân về tương lai. Khi người dân kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tăng cao, hành động của họ cũng sẽ góp phần tạo ra lạm phát thực tế. 

Đây sẽ là trách nghiệm của các kênh truyền thông khi tạo ra áp lực về các con số lạm phát lên chính phủ và có thể gây ra những biến động ngắn hạn và tác động sang thị trường tài sản tài chính./.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-27 21:52

VN-INDEX 1,209.52 4.55 0.38%
HNX-INDEX 226.82 0.75 -0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 0.43 0.48%
VN30-INDEX 1,240.50 6.78 0.55%
HNX30-INDEX 485.92 1.85 -0.38%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật