Thứ bảy, 15/07/2023, 12:01

Dấu vết ACB trong chuỗi thua lỗ đầy cay đắng của Sun Life

Cái bắt tay của ACB và Sun Life đã diễn ra đúng thời điểm khởi đầu cho giai đoạn hàng loạt hợp đồng bảo hiểm qua kênh bancass bị hủy, đẩy khách hàng vào cảnh trắng tay.

Liên tục thua lỗ, tiền của Sun Life chảy đi đâu?

Trong năm 2022, tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam (Sun Life) giảm 17% so với cùng kỳ, còn hơn 4.155 tỷ đồng. Đáng lưu ý, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh đến 81%, chỉ còn 422 tỷ đồng so với con số 2.195 tỷ đồng của 2021.

Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng gần gấp đôi lên gần 746 tỷ đồng. Đối chiếu phần tài sản dài hạn thì con số tổng biến động không đáng kể. Tuy nhiên, khoản đầu tư tài chính dài hạn lại tăng 32%, lên hơn 4.762 tỷ.

Trong khi đó, tổng số nợ phải trả tăng thêm 1.160 tỷ đồng, tương ứng vượt 19% so với con số đầu năm. Nhưng vốn chủ sở hữu lại biến thiên ngược chiều với mức sụt giảm 11%. Trong đó, ghi nhận lỗ lũy kế lên đến 4.575 tỷ đồng, nghĩa là tiếp tục tăng mạnh 47% so với cùng kỳ.

Những dấu hiệu cho thấy rủi ro trong tính thanh khoản tại Sun Life tiếp tục được bộc lộ khi dòng tiền lưu chuyển trong hoạt động kinh doanh tiếp tục âm 413 tỷ đồng và tiền lưu chuyển trong hoạt động đầu tư âm đến 1.361 tỷ đồng. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu đe dọa tính thanh khoản của đơn vị này số tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ lên đến 5.391 tỷ đồng, tăng đến 46%.

Những con số không mấy sáng sủa tại Sun Life phần nào dễ hiểu khi thành quả thu được trong suốt năm 2022 là con số lỗ sau thuế 1.469 tỷ đồng. Nhìn ngược lên, chi phí phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 41% lên 2.761 tỷ và chi phí bán hàng tăng 31% lên 3.453 tỷ đồng. Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thực trạng nối tiếp chuỗi thua lỗ của Sun Life.

Đặc biệt, cũng trong năm này, chi phí hoa hồng bảo hiểm của Sun Life đạt ngưỡng 1.194 tỷ đồng, tăng 45% so với con số 822 tỷ của 2021.

Và “trạm dừng chân” ACB?

Trong năm 2022, Sun Life tiếp tục ghi nhận số tiền khổng lồ phải trả trước cho phí hỗ trợ theo hợp đồng phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng là 9.533 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số phải chi 9.965 tỷ đồng của năm 2021. Vậy số tiền này đang chảy về đâu?

Trước đó, tháng 11/2020, thương vụ ký kết độc quyền bancass giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và Sun Life đã trở thành tâm điểm dư luận. Theo VCBS, giá trị thương vụ này lên đến 370 triệu USD, tức hơn 8.500 tỷ đồng. Từ đầu năm 2021, ACB đã bắt đầu giới thiệu các gói bảo hiểm đến khách hàng của mình trên khắp các chi nhánh trực thuộc mạng lưới của ngân hàng này.

Đến năm 2022, theo con số mà ngân hàng này công bố tại BCTN, hoạt động bancass với Sun Life đã mang về đến 55% trong tổng số thu nhập phí dịch vụ. Đối chiếu BCTC 2022, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ACB đạt 5.058 tỷ đồng, tăng 26% so với 2021. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lãi thuần mảng này đạt 3.526 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ.

Bước sáng quý 1/2023, thu nhập mảng này tiếp tục ghi nhận 1.075 tỷ đồng, tiếp tục tăng nhẹ so với con số 1.025 tỷ đồng của cùng kỳ. Qua đó, lãi thuần đạt 627 tỷ đồng.

Điều đáng nói, kết luận thanh tra của Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, tức năm đầu tiên ACB “cộng sinh” vào Sun Life, có đến 3.247 hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ trong thời gian cân nhắc, tương ứng 4,05%. Tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc, tức năm thứ nhất, của các hợp đồng phát hành qua ACB là 39%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của đơn vị này qua ACB đạt 1.247 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 61% bancass.

Kết quả thanh tra cũng cho thấy Sun Life có nhiều sai phạm. Điển hình, Sun Life đã chưa thực hiện, phối hợp, đối soát các bộ phận về thông tin phản ánh, khiếu nại đầy đủ. Việc kiểm tra, xác minh thông tin phục vụ giải quyết khiếu nại chưa đầy đủ theo quy trình của công ty.

Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978 tại Tiền Giang, hiện ông đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm ngân hàng, ông là con doanh nhân Trần Mộng Hùng – một trong những người sáng lập và giữ chức Chủ tịch ACB trong thời gian dài, còn mẹ là bà Đặng Thu Thủy cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà băng.

Và Sun Life cũng chưa có biện pháp xử lý, nhắc nhở đối với những đại lý bảo hiểm cá nhân, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng theo quy trình. Thanh tra chọn mẫu cũng phát hiện 44 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy trình trong quá trình triển khai bán bảo hiểm. 36 đại lý phát sinh khiếu nại từ khách hàng nhiều lần nhưng Sun Life chưa có hình thức xử lý.

Về chi phí hoạt động đại lý bảo hiểm, Sun Life cũng đã hạch toán sai hơn 600 tỷ đồng. Điển hình, đơn vị này đã chi trả, hạch toán khoản chi phí hỗ trợ tiếp thị cho ACB gần 79 tỷ đồng vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nhưng không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan. Và một khoản khác là hơn 46 tỷ đồng hỗ trợ cho ACB để thực hiện các chương trình thi đua cho các cấp quản lý không có chứng chỉ đại lý.

Thực trạng này đã diễn ra suốt giai đoạn căng thẳng về vấn nạn buộc phải “bôi trơn” bằng bảo hiểm để được vay vốn tại ngân hàng và hàng loạt trường hợp các gói gửi tiết kiệm bị phù phép thành các gói bảo hiểm nhân thọ. Vậy, sự khởi đầu của sự “cộng sinh” giữa ACB và Sun Life liệu có phải chỉ là sự kiện trùng hợp?

Nguồn: ttv.com.vn
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-28 02:22

VN-INDEX 1,209.52 4.55 0.38%
HNX-INDEX 226.82 0.75 -0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 0.43 0.48%
VN30-INDEX 1,240.50 6.78 0.55%
HNX30-INDEX 485.92 1.85 -0.38%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật