Vũ Đức Thứ Sáu, 4/4/2025, 11:50 (GMT+7)
Người theo dõi

Ý tưởng của Satoshi Nakamoto sẽ thất bại nếu Bitcoin chỉ là tài sản dự trữ?

Ông Jack Dorsey - nhà sáng lập Twitter - thẳng thừng tuyên bố: Nếu Bitcoin chỉ đơn thuần trở thành "vàng kỹ thuật số", dự án này đã thất bại. 

Vị này nhấn mạnh rằng Bitcoin cần quay về đúng với tầm nhìn trong whitepaper (sách trắng) ban đầu, trở thành một loại tiền tệ ngang hàng (peer-to-peer cash), có thể giao dịch toàn cầu thay vì chỉ là một tài sản tích trữ.

Sách trắng của Satoshi Nakamoto đề cập Bitcoin như một hệ thống tiền điện tử (Nguồn: Bitcoin.org)

Kinh tế tuần hoàn Bitcoin là gì? 

Liên đoàn Bitcoin (Bitcoin Federation) định nghĩa nền kinh tế tuần hoàn Bitcoin là một hệ sinh thái kinh tế nơi Bitcoin đóng vai trò phương tiện trao đổi, đơn vị kế toán và là tài sản lưu trữ giá trị - đúng như bản chất của một loại tiền tệ thực thụ.

Theo đó, Bitcoin là hình thức tiền tệ vượt trội nhất, và cần được sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ tài chính thay vì chỉ là một tài sản đầu tư.

Tuy nhiên, quan điểm này trái ngược với xu hướng tại Mỹ, nơi Bitcoin đang được xem là một tài sản dự trữ quốc gia. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố: "Đừng bao giờ bán Bitcoin của bạn".

Hay "thánh coin" Michael Saylor từng có phát ngôn gây sốc rằng "bán thận chứ đừng bán Bitcoin" - thể hiện rõ nét chủ nghĩa "Bitcoin maximalist". Tỷ phú này lập luận nếu Mỹ nắm giữ một lượng Bitcoin đủ lớn, cường quốc này sẽ kiểm soát nền kinh tế số toàn cầu. 

Nhưng liệu việc một quốc gia như Mỹ chấp nhận Bitcoin có làm nó mất đi bản chất phi tập trung ban đầu?

"Kinh tế tuần hoàn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Bitcoin đến tay người dân, thay vì chỉ bị "giam giữ" trong kho tiền số của các ngân hàng lớn và chính phủ", ông Stelios Rammos - nhà sáng lập nền tảng huy động vốn Bitcoin Geyserfund nhận định. 

Nền kinh tế tuần hoàn Bitcoin phát triển mạnh trên toàn thế giới. (Nguồn: Geyser Fund)

Tại các nước đang phát triển - nơi tiền pháp định mất giá và hệ thống ngân hàng không còn tin cây - nền kinh tế tuần hóa Bitcoin đang nở rộ. 

📌 Cuba: Bitcoin giúp người dân bảo vệ tài sản trước lạm phát phi mã và mức lương không đủ sống.

📌 Peru: Ở vùng nông thôn, nơi đa số dân số không có tài khoản ngân hàng, Bitcoin trở thành phương tiện tiết kiệm và thanh toán học phí.

 📌 El Salvador: "Bitcoin Beach" từng là một thí điểm thành công, nhưng việc phổ cập Bitcoin cho người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

📌 Bitcoin Ekasi (Nam Phi): Trả lương bằng Bitcoin cho huấn luyện viên của dự án cộng đồng Surfer Kids, đồng thời khuyến khích các cửa hàng địa phương chấp nhận Bitcoin.

Các nền kinh tế tuần hoàn còn thu hút khách du lịch quốc tế, những người muốn chi tiêu Bitcoin trong đời thực và giúp thúc đẩy kinh tế địa phương.

"Người dân địa phương hưởng lợi từ kinh tế tuần hoàn Bitcoin nhiều như chính mạng lưới Bitcoin hưởng lợi từ họ", ông Rammos nhận định./. 

Chia sẻ
Báo cáo
Vũ Đức Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên