Gia Khánh Thứ Tư, 2/4/2025, 10:25 (GMT+7)
Người theo dõi

"Coin thủ" Trung Quốc lách luật để mua Bitcoin: Giao dịch OTC tăng gấp 4 lần!

Bất chấp các lệnh cấm nghiêm ngặt, nhu cầu mua Bitcoin của dân Trung Quốc vẫn không hề suy giảm. Do không thể giao dịch Bitcoin trên các sàn trong nước và bị cấm tiếp cận ETF Bitcoin tại Hồng Kông, người dân đại lục tìm đến thị trường phi tập trung (OTC) hòng lách luật.

“Vùng xám” giao dịch sôi động của dân đại lục

Giao dịch OTC tại Trung Quốc hoạt động sôi nổi như những “ngân hàng ngầm”. Người ta chấp nhận rủi ro pháp lý để bán Bitcoin và USDT đổi lấy nhân dân tệ.

Theo dữ liệu từ Chainalysis, khối lượng giao dịch OTC đã tăng gấp 4 lần mỗi quý kể từ năm 2021 - thời điểm Bắc Kinh mạnh tay siết chặt ngành crypto.

"Một số quầy OTC xây dựng cơ sở hạ tầng on-chain riêng, nhưng phần lớn là các nhánh ẩn mình trong những sàn lớn, tận dụng hạ tầng sẵn có để tạo thanh khoản", nhóm truyền thông của Chainanalysis nhận định. 

Điều này phản ánh thực tế: Hoặc lệnh cấm chỉ trên mặt giấy, hoặc việc triệt tiêu hoàn toàn hoạt động tiền điện tử là điều bất khả thi. 

Để né tránh kiểm soát, nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng nhiều chiến thuật tinh vi:

🔹Sử dụng địa chỉ nước ngoài: Đăng ký tài khoản giao dịch với địa chỉ tại Hồng Kông.

🔹Ưu tiên giao dịch USDT: Chênh lệch giá giữa USDT và nhân dân tệ thấp hơn so với Bitcoin, giúp giao dịch thuận lợi hơn.

🔹Mạng lưới OTC rộng khắp: Các hội nhóm giao dịch trên mạng xã hội như X (Twitter) tràn ngập nội dung mua bán tiền mã hóa bằng tiếng Trung.

“Hầu hết mọi người mua Bitcoin qua quầy OTC gắn với sàn lớn. Họ trả một khoản phí ký quỹ để được liệt kê trên các sàn giao dịch lớn, từ đó bán Bitcoin và Tether với mức gia chênh lệch", bà Nino Feng - cựu giám đốc một sàn giao dịch từ Trung Quốc tiết lộ. 

Dù chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đối với crypto, nhưng có tin đồn rằng nhà nước vẫn đang sở hữu khoảng 15.000 BTC từ các vụ tịch thu trước đây, điển hình là vụ PlusToken.

Một số quan chức và học giả Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo rằng lệnh cấm hoàn toàn đối với tiền mã hóa có thể là một sai lầm chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh thị trường này ngày càng phát triển.

Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) vẫn gặp khó khi thu hút người dùng phổ thông. Phần đa người dân Trung Quốc vẫn sử dụng các nền tảng thanh toán tiền điện tử phổ biến như WeChat Pay và Alipay. 

Chính quyền vẫn bắt bớ những người giao dịch Tether hay altcoin như cách để ngăn chặn người dân đẩy tiền ra khỏi Trung Quốc. Bởi lẽ, việc mua USDT thực tế đang hỗ trợ dự trữ trái phiếu chính phủ Mỹ, trong khi đó Bắc Kinh cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ công của quốc gia này.

Hong Kong đang nổi lên như một trung tâm tiền mã hóa với chính sách cởi mở hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chính quyền Bắc Kinh có coi đây là một thử nghiệm chính thức hay không, hay chỉ đơn thuần là một ngoại lệ trong hệ thống tài chính Trung Quốc.

Nguồn tham khảo: Forbes

Chia sẻ
Báo cáo
Gia Khánh Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên