Hải Đăng Thứ Bảy, 30/11/2024, 7:00 (GMT+7)
Người theo dõi

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu Á

Theo tờ NYT, việc Mỹ hay các nước khác áp thuế bổ sung với xe điện Trung Quốc sẽ khó có thể làm suy yếu sự thống trị của nước này trong lĩnh vực sản xuất ô tô nhờ những lợi thế vốn có.
Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu Á

Dòng lũ xe hơi xuất khẩu của Trung Quốc được cho là khó có thể cản phá

Tờ New York Times (NYT) cho hay cách đây 20 năm, Trung Quốc có rất ít năng lực sản xuất được ô tô và bất kỳ ai sở hữu một chiếc xe hơi đều được coi là xa xỉ. Thế nhưng hiện nay, Trung Quốc lại là nền kinh tế sản xuất cũng như xuất khẩu xe hơi nhiều nhất thế giới.

Thậm chí theo nhận định của NYT, việc Mỹ hay các nước khác áp thuế bổ sung với xe điện Trung Quốc sẽ khó có thể làm suy yếu sự thống trị của nước này trong lĩnh vực sản xuất ô tô nhờ những lợi thế vốn có.

Lớn nhất thế giới

Đầu tiên, thị trường ô tô trong nước của Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới, gần bằng Mỹ và châu Âu cộng lại.

Khi thị trường trong nước của Trung Quốc phát triển, năng lực sản xuất cũng tăng theo nhờ được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư lớn của chính phủ cũng như những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực tự động hóa.

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu Á

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu Á

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ bán xe đã chậm lại do chi tiêu của người tiêu dùng suy giảm trước nỗi lo suy thoái. Hậu quả là Trung Quốc hiện có khả năng sản xuất gần gấp đôi số lượng ô tô mà người tiêu dùng trong nước cần.

Để giải quyết tình trạng dư thừa, Trung Quốc ngày càng hướng ra nước ngoài để bán ô tô để rồi dần vươn lên vị trí số 1 thế giới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước đi đầu trong quá trình chuyển đổi sang xe điện và xuất khẩu nhiều xe điện hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Các thương hiệu Trung Quốc như BYD đang trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vì cung cấp những chiếc xe điện tiên tiến với mức giá cạnh tranh nhất.

Khi người lái xe Trung Quốc chuyển sang xe điện thì nhu cầu ô tô xăng giảm mạnh và hậu quả là sản lượng dư thừa này buộc phải xuất khẩu sang nước khác. Năm ngoái, hầu hết những chiếc xe mà Trung Quốc bán ra nước ngoài đều là xe chạy bằng động cơ xăng truyền thống.

Tờ NYT cho hay các đối tác thương mại của Trung Quốc đều ghi nhận việc xuất khẩu cả xe điện và xe chạy bằng xăng của nền kinh tế này đang đe dọa hàng triệu việc làm và toàn ngành ô tô.

Đầu năm 2024, cả Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã áp dụng mức thuế quan mới đối với xe điện từ Trung Quốc. Chính phủ các nền kinh tế khá lo ngại vì ngành ô tô đóng vai trò lớn trong công nghiệp quốc phòng, công nghệ kỹ thuật, tỷ lệ việc làm cùng nhiều hệ lụy khác.

Hơn nữa, Trung Quốc đã sử dụng mức thuế quan cao và các loại thuế khác làm rào cản đối với việc nhập khẩu ô tô khiến hầu như tất cả các xe được bán ở Trung Quốc đều phải được sản xuất tại nội địa. Chính điều này đã tạo nên lợi thế cực lớn cho nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới.

Dẫn đầu

Năm 2023, Trung Quốc đã bán 1,7 triệu ô tô điện ra nước ngoài, nhiều hơn gần 50% so với nước xuất khẩu lớn thứ hai là Đức. Số liệu cho thấy số lô hàng xuất khẩu xe hơi của Trung Quốc đã tăng vọt kể từ năm 2020.

Điểm đến hàng đầu của những lô hàng ô tô Trung Quốc này là Châu Âu, nơi người tiêu dùng thích những mẫu xe nhỏ gọn do Trung Quốc thiết kế.

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu ÁTrung Quốc xuất khẩu đến 2,7 triệu xe xăng và 1,7 triệu ô tô điện trong năm 2023

Ngoài ra Đông Nam Á cũng là một thị trường lớn khác, nơi người mua ngày càng thích ô tô Trung Quốc vì giá rẻ hơn so với các thương hiệu Phương Tây.

Trung Quốc cũng xuất khẩu một số lượng nhỏ nhưng ngày càng nhiều các loại ô tô hybrid cắm điện. Đây là dòng xe điện lai xăng phổ biến cho những người chưa muốn chuyển sang ô tô điện hẳn.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh trong hơn 15 năm vào việc phát triển ô tô điện, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.

Với bất lợi thiếu các nguồn mỏ dầu, Trung Quốc đã cố gắng xây dựng mạng lưới tàu hỏa và tàu cao tốc, giảm thiểu xe hơi và máy bay vì không muốn phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ nhập khẩu.

Hiện nay, một nửa người mua ô tô Trung Quốc chọn xe điện chạy bằng pin hoặc xe hybrid cắm điện nhờ trợ cấp cực lớn từ chính phủ.

Các nhà sản xuất ô tô cũng nhận được các khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng quốc doanh để xây dựng hàng chục nhà máy xe điện. Những doanh nghiệp này cũng được giảm thuế, ưu đãi thuê đất và nguồn cung điện giá rẻ.

Theo một số ước tính, sự hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh cho ngành ô tô điện và ắc quy của Trung Quốc đã lên tới hơn 230 tỷ USD kể từ năm 2009 đến nay.

Áp thuế là vô dụng

Tờ NYT nhận định Trung Quốc vẫn sẽ duy trì là nhà xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới khi nước này có hơn 100 nhà máy xe hơi với tổng công suất gần 40 triệu chiếc mỗi năm.

Con số này cao gấp đôi so với nhu cầu của người dân Trung Quốc và doanh số bán những chiếc xe này đang giảm nhanh khi xe điện ngày càng trở nên phổ biến.

Do đó, một số nhà máy lắp ráp đã bị đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động, nhưng phần lớn các nhà sản xuất không muốn đóng cửa các cơ sở của mình và đang xuất khẩu xe xăng ra nước ngoài với mức chiết khấu lớn.

Bởi vậy theo NYT, việc áp thuế quan của Mỹ và Châu Âu hầu như là vô dụng để cản trở Trung Quốc giữ ngôi vị số 1 thế giới về xuất khẩu ô tô.

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu ÁCác mức thuế bổ sung của các thị trường với ô tô điện từ Trung Quốc

Hành trình từ nước lạc hậu về xe hơi đến quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới của một quốc gia châu ÁChi phí sản xuất chiếc BYD Seal của Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với Volkswagen ID.3 của Đức

Làn sóng xe hơi Trung Quốc tràn vào thị trường toàn cầu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới. Ngoài EU, chính phủ ở những nơi khác cũng đã áp dụng thuế quan bổ sung đối với ô tô điện từ Trung Quốc bên cạnh mức thuế cơ bản đã áp dụng cho tất cả các loại xe nhập khẩu.

Thuế quan của các quốc gia này có nhiều hình thức khác nhau, trong khi Mỹ áp dụng mức thuế cố định thì EU tính toán mức thuế cho từng nhà sản xuất ô tô dựa trên các khoản trợ cấp ước tính mà công ty đã nhận được từ chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên theo NYT, việc áp thuế quan không đủ bù đắp cho vị thế cạnh tranh cực kỳ lớn của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.

Những thương hiệu Trung Quốc sản xuất những chiếc xe hơi có chất lượng ngang ngửa đối thủ toàn cầu nhưng với chi phí thấp hơn.

Các nhà phân tích tại ngân hàng UBS tính toán rằng chi phí lắp ráp ô tô do BYD sản xuất thấp hơn 30% so với những sản phẩm tương tự từ đối thủ Phương Tây.

Đặc biệt với sự tự chủ về ắc quy xe điện, Trung Quốc còn đang kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng này và có lợi thế cực lớn về chi phí pin xe điện.

Tóm lại, tờ NYT kết luận với những lợi thế mà Trung Quốc nắm giữ trong lĩnh vực sản xuất ô tô, ngay cả sự phản kháng mạnh mẽ của thế giới cũng khó có thể ngăn cản nước này thống trị ngành công nghiệp xe hơi trong nhiều năm tới./.

Nguồn: Nhịp sống thị trường

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên