Thứ tư, 21/02/2024, 12:53

Áp lực nợ xấu có thể tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024

Tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt là những yếu tố khiến tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trở lại, theo SSI.

Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, CTCP Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng chất lượng tài sản vẫn là một thách thức lớn đối với ngành ngân hàng trong năm 2024.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu có thể sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại và các yếu tố vĩ mô chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

Tính đến cuối năm 2023, nợ xấu và nợ cần chú ý tại các ngân hàng mà SSI nghiên cứu đã lần lượt tăng 40% và 24% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 lần lượt tăng 1,68% và 1,99%; dư nợ tái cơ cấu tăng 0,8% tính đến thời điểm cuối quý III/2023.

bieudo.png
Nguồn: SSI

"Với giả định dư nợ tái cơ cấu không có thay đổi đáng kể trong quý IV/2023, các khoản vay có vấn đề này tương đương với 4,48% tổng dư nợ", báo cáo của SSI cho hay.

Theo SSI, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2024 sẽ tăng nhẹ so với năm 2023 (1,68% so với 1,68%), do cuối năm dự kiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh xóa nợ xấu và nền kinh tế phục hồi mạnh hơn. Tuy nhiên, các khoản nợ có vấn đề (bao gồm nợ nhóm 2, các khoản vay tái cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp quá hạn và các khoản vay cũ) vẫn tiếp tục cần được giám sát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, nếu dự thảo sửa đổi Thông tư 16 nới lỏng việc hạn chế đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng được thông qua, SSI cho rằng một phần rủi ro tín dụng có thể sẽ quay trở lại đối với các ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu doanh nghiệp.

Theo SSI, nguyên nhân sâu xa của vấn đề nợ xấu là tình trạng pháp lý của các dự án bất động sản chưa hoàn thiện. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến thời gian trích lập dự phòng của các ngân hàng có thể bị kéo dài.

Trong năm 2023, SSI cho rằng một số ngân hàng niêm yết nhỏ hơn đã công bố chất lượng tài sản không đúng với thực tế nhờ tận dụng cơ chế tái cơ cấu khoản vay. Do đó, nợ có vấn đề trong hệ thống ngân hàng (không bao gồm SCB) có thể cao hơn mức 5%.

Xem xét kết quả xử lý nợ trong giai đoạn 2012-2017 và 2017-2021, SSI nhận thấy 65% nguồn xử lý nợ xấu sẽ đến từ việc sử dụng dự phòng đã trích.

"Do đó, chúng tôi kỳ vọng hệ thống ngân hàng có thể mất khoảng 2-3 năm để trích lập đủ số dự phòng cần thiết và xóa các khoản nợ xấu đó. Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt hơn (như ACB, VCB, CTG, BID…) sẽ hồi phục sớm hơn và ngược lại", SSI cho hay./.

Tags:
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-05-09 03:24

VN-INDEX 1,250.46 1.83 0.15%
HNX-INDEX 234.52 1.56 0.67%
UPCOM-INDEX 91.57 0.47 0.52%
VN30-INDEX 1,284.85 0.00 0.00%
HNX30-INDEX 510.49 4.95 0.98%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-05-06

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25380 -0.1338%
EUR/VND 27334 -0.0804%
CNY/VND 3520.7668 0.3157%
JPY/VND 164.8941 -0.010438%
EUR/USD 1.0769 0.0743%
USD/JPY 153.92 0.5684%
USD/CNY 7.2088 -0.4447%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật