Chủ nhật, 18/06/2023, 16:12

Sở hữu chéo là gì? Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Sở hữu chéo là gì? Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Sở hữu chéo là quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động sở hữu vốn doanh nghiệp. Trong đó các công ty con sở hữu chéo phần vốn góp, cổ phần của nhau. Với các tính chất này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thực tế phản ánh trong hoạt động của các công ty con này. Và mang đến cái nhìn không khách quan, hay đánh giá không hiệu quả đối với hoạt động doanh nghiệp.

1. Sở hữu chéo là gì?

Khái niệm sở hữu chéo không được định nghĩa cụ thể trong quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, luật có nhắc đến cụm từ này khi đề cập đến tính chất sở hữu lẫn nhau trong vốn góp hay cổ phần của công ty mẹ và công ty con. Quy định tại khoản 2 Điều 195 Luật doanh nghiệp năm 2020.

“Điều 195. Công ty mẹ, công ty con

2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”.

Như vậy với các công ty thuộc trường hợp loại trừ được luật quy định cụ thể. Trong khi các công ty không thuộc vào quy định trên hoàn toàn có thể sở hữu chéo lẫn nhau. Giúp mang đến tính chất cho đánh giá hiệu quả hoạt động hay tác động lẫn nhau giữa các công ty.  Công ty A sở hữu 50% vốn của công ty B; công ty B cũng sở hữu 50% vốn của công ty A.

Khái niệm:

Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Phản ánh với tính chất trong sở hữu, từ đó có thể gây ra ảnh hưởng hay quyết định trong nội bộ hoạt động của doanh nghiệp bị sở hữu. Thông thường, để có quyền điều hành hay quản lý doanh nghiệp, các cổ đông phải nắm giữ giá trị hay số lượng cổ phiếu nhất định. Trong trường hợp sở hữu chéo, bên sở hữu là các doanh nghiệp khác. Mà ở đây, luật chỉ quy định về những trường hợp không được thực hiện trong hoạt động đầu tư, góp vốn.

Nó mang đến những phản ánh trung thực nhất cho hoạt động độc lập của một doanh nghiệp. Từ đó mà các yếu tố trong lợi nhuận cũng được phản ánh hiệu quả hơn. Khi có sự sở hữu vốn một cách chồng chéo giữa các công ty con, hay giữa công ty con với công ty mẹ, các hiệu quả hoạt động không được phản ánh hiệu quả. Như vậy các doanh nghiệp với tính chất sở hữu chéo phải đảm bảo không rơi vào khoản 2 Điều 195.

Theo quy định tại điều 195 luật doanh nghiệp 2020 về công ty mẹ, công ty con quy định:
Sở hữu chéo, nếu ở mức độ đơn vị này kiểm soát đơn vị kia, sẽ không mang đến phản ánh hiệu quả thực tế. Khi đó, lợi nhuận không phân tách độc lập là được tạo ra từ doanh nghiệp nào. Tức là hoàn toàn có thể phản ánh với doanh thu giả, lợi nhuận giả. Hay hiện tượng phản ánh chuyển giá giữa các thành viên trong công ty. Cũng từ đó mà cách thức quản lý hay điều hành hoạt động không đảm bảo hiệu quả hay quyền lợi cho một doanh nghiệp cụ thể. Vì lợi ích của doanh nghiệp này mà không tính toán cân đối cho lợi ích của doanh nghiệp khác là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ảnh hưởng trực tiếp các thể hiện nghiêm trọng. Khi mà tính chất của giá trị tài chính có thể bị tác động và trực tiếp gây ra rủi ro. Sở hữu chéo khiến cho ngân hàng này chỉ đạo ngân hàng kia cho vay, gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số hay thiệt hại cho chính ngân hàng bị chỉ đạo. Bởi lợi ích chung không được cân đối, lợi ích độc lập của ngân hàng không được đảm bảo. Trước tiên gây lên những tác động cho chính lợi ích của hoạt động được ngân hàng thực hiện. Sau là các lợi ích cho cổ đông không có nhiều tiếng nói. Nguyện vọng của họ không được đáp ứng.

Việc thâu tóm của một nhóm cổ đông nhằm tìm kiếm lợi ích riêng là hoàn toàn có thể xảy ra. Trước các lựa chọn, họ có quyền thực hiện việc lựa chọn. Và mang đến lợi ích cho đa số mà không cân đối cho lợi ích của công ty bị nắm giữ. Nó mang đến các hoạt động trong chiến lược tìm kiếm lớn nhất các lợi nhuận trong đầu tư, kinh doanh.

2. Sở hữu chéo giữa hai doanh nghiệp là gì?

Sở hữu chéo mang đến cách tiếp cận đối với hai công ty con có hình thức sở hữu vốn góp đặc biệt. Là việc hai công ty con của cùng một công ty mẹ có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau tại cùng một thời điểm. Khi đó, sự chồng chéo trong cổ phần tồn tại của hai côn ty đó xảy ra. Mang đến sự phản ánh thiếu tính độc lập, và tạo ra nhiều ràng buộc. Với trường hợp sở hữu trực tiếp, pháp luật không cho phép sở hữu chéo diễn ra. Bởi việc sở hữu lẫn nhau không phản ánh hiệu quả hoạt động độc lập của các công ty con đó.

Sở hữu chéo có thể được thể hiện dưới hai hình thức là trực tiếp hay gián tiếp. Hình thức gián tiếp cho cái nhìn về những giá trị sở hữu có vẻ là độc lập. Tuy nhiên, qua các đối tượng trung gian, các doanh nghiệp lại đang sở hữu chéo lẫn nhau. Trong cùng một pháp nhân hay thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng. Từ đó mà việc nắm giữ cổ phần, kiểm soát được tiến hành theo hình thức trung gian. Cũng như gây ra tác động trong nắm giữ một phần quyền quản lý hay chi phối.

Quy định của pháp luật:
Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty mẹ và công ty con như sau:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau…”. 
Như vậy để đảm bảo được sở hữu cổ phần hay phần vốn góp, các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Trong trường hợp các doanh nghiệp không có quan hệ sở hữu lẫn nhau, thì có quyền sở hữu chéo cổ phần. Hình thức sở hữu trực tiếp được phản ánh khi các doanh nghiệp không đồng thời là công ty con của một công ty mẹ. Khi đó, hình thức sở hữu chéo trực tiếp được thể hiện với. Công ty A sở hữu 30% vốn của công ty B; công ty B cũng sở hữu 30% vốn của công ty A. Tuy nhiên, hình thức đơn thuần này thường không diễn ra quá nhiều trên thực tế.

Hoạt đọng kinh doanh hay đầu tư thường phản ánh rất phức tạp. Cho nên tính chất của sở hữu chéo thường phản ánh với hoạt động gián tiếp. Theo đó:

– Sở hữu gián tiếp thông qua nhiều cá nhân, tổ chức trung gian:
Ví dụ: Doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B nhưng doanh nghiệp B không trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A. Mà doanh nghiệp B lại sở hữu doanh nghiệp C. Sau đó doanh nghiệp C mới trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A.

 Tính chất bắc cầu này có thể phản ánh rất đa dạng với nhiều chủ thể tham gia khác nhau. Mang đến cái nhìn về cách thức tác động của các doanh nghiệp. Trong hình thức đó, tính chất chi phối có thể tác động lên doanh nghiệp đang bị sở hữu. Mang đến các kết quả tác động nên doanh nghiệp khác. Với ví dụ trên, mặc dù doanh nghiệp B không trực tiếp sở hữu doanh nghiệp A. Nhưng hoàn toàn có thể mang đến các điều chỉnh ý chí trên doanh nghiệp C. Thông qua tính chất quản lý và điều hành doanh nghiệp C để tác động nên doanh nghiệp  A. Như vậy, vẫn đảm bảo thực hiện ý chí như đang sở hữu doanh nghiệp A.

Bên cạnh đó, còn tồn tại trường hợp sở chéo thông qua cá nhân trung gian. Các cá nhân này có khả năng tác động .nên doanh nghiệp khác. Họ là cổ đông lớn hoặc người có liên quan của doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp B không thể tác động nên doanh nghiệp A, nhưng vẫn có thể đảm bảo thực hiện các tác động cần thiết. Như vậy, có thể thực hiện cả bằng những tổ chức có tính chất trung gian. Hay những cá nhân trung gian để thực hiện việc tác động cần thiết.

– Sở hữu chéo thông qua mối quan hệ vay, tài trợ mà không phải là quan hệ sở hữu:
Trên thực tế, mối quan hệ này dẫn đến rất nhiều hệ quả. Nó cũng là hình thức với tính chất phức tạp. Tính chất trong ràng buộc hay độc lập về quản lý, điều hành không được đảm bảo hiệu quả. Các quan hệ vay hay tài trợ vẫn mang đến các nghĩa vụ nhất định cho bên nhận tài trợ, bên vay. Tuy nhiên, với các giá trị đó, bên nhận tài trợ, bên vay hoàn toàn có thể thể hiện quyền làm chủ vốn của mình. Ví dụ: sau khi đã vay vốn của ngân hàng, con nợ sử dụng chính nguồn tiền vay để mua cổ phiếu và thâu tóm ngân hàng là chủ nợ.

Các rủi ro và sự chồng chéo đối với giá trị tài chính là hoàn toàn nhận thấy rõ. Hậu quả dễ nhận thấy nhất là ngân hàng thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo của con nợ thì ngân hàng lại miễn giảm lãi, xóa nợ. Thậm chí tiếp tục cho vay để con nợ rút vốn. Khi đó, tính chất trong hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức phải đảm giải quyết theo nhiều thủ tục và cách thức.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-05-20 13:27

VN-INDEX 1,281.48 8.37 0.66%
HNX-INDEX 242.77 1.23 0.51%
UPCOM-INDEX 93.34 0.27 0.29%
VN30-INDEX 1,315.86 5.71 0.44%
HNX30-INDEX 534.42 1.40 0.26%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-05-17

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25449 -0.0039%
EUR/VND 27661 0.0108%
CNY/VND 3522.8854 -0.0387%
JPY/VND 163.6519 -0.001273%
EUR/USD 1.0869 0.0184%
USD/JPY 155.65 0.1673%
USD/CNY 7.2243 0.0402%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật