"Đây được xem là những nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc nhằm nội địa hoá nguồn cung cấp chip, giảm thiểu rủi ro về các hạn chế thương mại tiềm tàng của phương Tây", theo hiệp hội 3 toàn cầu SEMI.
Nikkei Asia dẫn nguồn tin cho biết, Trung Quốc dự kiến chi tổng cộng 50 tỷ USD cho thiết bị bán dẫn trong năm nay.
Theo đó, chi tiêu đầu tư cho bán dẫn của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở các nhà sản xuất hàng đầu, chẳng hạn như Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) hay Hua Hong, mà còn bao gồm các nhà sản xuất chip vừa và nhỏ.
"Có ít nhất hơn 10 nhà sản xuất chip hạng 2 đang tích cực mua công cụ mới, từ đó thúc đẩy chi tiêu chung của Trung Quốc", ông Clark Tseng, Giám đốc cao cấp về tình báo thị trường của SEMI nói.
Vị này cũng cho biết các nhà sản xuất chip Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng nhu cầu thị trường sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo ông Clark Tseng, cơn sốt đầu tư vào chip bán dẫn của Trung Quốc đã đẩy quy mô vốn toàn cầu đổ vào ngành này vượt qua mức 15%, gây ra lo ngại về tình trạng cung vượt cầu.
Tuy nhiên, SEMI kỳ vọng tổng chi tiêu cho việc xây dựng nhà máy mới tại Trung Quốc sẽ “bình thường hoá” trở lại trong 2 năm tới.
Nguồn tham khảo: Nikkei Asia