Thứ bảy, 15/05/2021, 17:35

"Cơn khát" chip toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2023

Chip bán dẫn - yếu tố đầu vào thiết yếu cho các ngành, từ sản xuất thiết bị chơi game, máy giặt, đồng hồ báo thức - sẽ vẫn “khát” nguồn cung đến năm 2023.

Nguồn cung chip bán dẫn rơi vào khan hiếm nhiều tháng qua và tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm, khiến những người trong cuộc hình tượng hóa nó thành cuộc khủng hoảng 'chipageddon'. Đó là sự kết hợp của 'microchip' (chip bán dẫn) và 'armageddon' (mang nghĩa thái quá là cuộc chiến hủy diệt).

Ông Glenn O'Donnell, Phó giám đốc nghiên cứu của Công ty tư vấn Forrester tin rằng cơn khát chip bán dẫn có thể kéo dài đến năm 2023. "Bởi nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong khi nguồn cung sẽ vẫn bị hạn chế, chúng tôi dự đoán sự thiếu hụt này sẽ kéo dài sang năm 2022 và đến năm 2023", ông Glenn O’Donnell bình luận trên blog.

Theo cách lập luận của chuyên gia này, nhu cầu máy vi tính - sản phẩm sử dụng những con chip tối tân nhất - sẽ giảm nhẹ đôi chút trong năm tới nhưng không nhiều, tuy nhiên các trung tâm dữ liệu, nơi đặt các máy chủ, sẽ là những đơn vị ngốn chip trong năm tới.

Ông Glenn O’Donnell lý giải: "Thiết bị hóa mọi thứ là xu hướng không thể cưỡng lại, cộng với sự phát triển không ngừng của mảng điện toán đám mây và hoạt động đào tiền số, chúng tôi không thấy gì ngoài sự bùng nổ trước mắt về nhu cầu chip".

Trong khi đó, ông Patrick Armstrong, Giám đốc công nghệ thông tin của Quỹ quản lý đầu tư Plurimi Investment Managers bình luận trên đài CNBC rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài 18 tháng. "Không chỉ ngành ô tô. Đó còn là điện thoại. Đó còn là IoE [một khái niệm kết nối rộng hơn Internet vạn vật (IoT), xoay quanh 4 yếu tố chính: Con người (People), sự vật (Things), dữ liệu (Data) và quá trình (Process)]. Hiện nay có rất nhiều hàng hóa dùng đến chip hơn so với trước kia". "Tất cả chúng đều được kết nối internet", ông Patrick Armstrong nhấn mạnh.

Ngành công nghiệp ô tô đã bị ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi 'cơn khát' chip toàn cầu. Đầu tháng này, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC (Đài Loan) cho biết tập đoàn này có thể đáp ứng kịp nhu cầu chip của ngành ô tô vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, ông Armstrong cho rằng tuyên bố này của TSMC quá tham vọng.

Ông Armstrong biện giải: "Nếu lắng nghe Ford, BMW, Volkswagen, tất cả họ đều khẳng định rằng đã có những điểm nghẽn trong công suất và họ không thể có được những con chip cần thiết để sản xuất những chiếc xe mới".

Còn Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng tình trạng thiếu hụt chip sẽ kéo dài trong suốt năm 2021, ảnh hưởng đến tất cả các dòng chip và đẩy giá chip leo cao.

Chuyên gia phân tích Alan Priestley từ Gartner nói rằng tình hình thiếu chip có thể cải thiện ở một số ngành/lĩnh vực trong 6 tháng tới, nhưng có thể kéo dài sang năm 2022. "Nó (tình trạng thiếu hụt chip - BTV) sẽ không kéo dài thêm nữa", ông Alan Priestley nói. "Ngành công nghiệp bán dẫn đang tăng cường công suất, nhưng vẫn cần có thời gian", chuyên gia này nhận định.

Trên thực tế, vào tháng 3 Intel đã công bố kế hoạch chi 20 tỷ USD đầu tư 2 nhà máy sản xuất chip mới ở bang Arizona. Tập đoàn này cũng cho biết họ có thể xây dựng một nhà máy ở châu Âu nếu huy động được nguồn vốn đầu tư công.

"Những thứ đó sẽ mất 2 hoặc 3 năm trước khi chúng ta bắt đầu nhận ra hiệu quả của chúng", ông Alan Priestley nói, đồng thời cho rằng những kế hoạch đầu tư có thể thực sự đáp ứng nhu cầu chip bán dẫn trong tương lai.

Ông Reinhard Ploss, CEO của hãng sản xuất chip Infineon (Đức) tuần trước cho rằng ngành công nghiệp bán dẫn đang trong vùng không có đặc quyền; đồng thời cảnh báo tái cân bằng cung và cầu chất bán dẫn "rõ ràng là việc sẽ mất thời gian".

"Tôi nghĩ 2 năm là quá dài, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ tình trạng hiện nay sẽ kéo dài sang năm 2022", ông Ploss nhận định. "Tôi nghĩ rằng công suất bổ sung sẽ được thực hiện… Hy vọng tình hình sẽ cân bằng hơn trong năm dương lịch tiếp theo", vị CEO người Đức nói thêm.

Còn ông Wenzhe Zhao, Giám đốc bộ phận kinh tế và chiến lược toàn cầu tại Credit Suisse lại cho rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip đã dẫn đến việc đầu cơ tích trữ theo chuỗi sản xuất chip, đồng thời càng nới rộng khoảng cách giữa nhu cầu chip ngày càng tăng còn nguồn cung vẫn trì trệ.

Chuyên gia Wenzhe Zhao nhận định, năng lực sản xuất chất bán dẫn mới sẽ không phát huy tác dụng cho đến năm 2022 hoặc sau đó. Ông Wenzhe Zhao lưu ý, những đầu việc có thể làm để giải quyết tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn là rất ít, ngoài việc điều chỉnh lại đơn đặt hàng, lịch sản xuất và giá cả.

Nguồn: baodautu.vn
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-03-29 11:40

VN-INDEX 1,284.02 6.16 -0.48%
HNX-INDEX 243.00 0.92 -0.38%
UPCOM-INDEX 91.55 0.07 0.07%
VN30-INDEX 1,297.00 6.20 -0.48%
HNX30-INDEX 536.12 2.18 -0.41%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật