Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thị trường Tài chính Tiền tệ)
Cụ thể, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, ngành ngân hàng sắp tới sẽ có nhiều thay đổi lớn về chính sách, đặc biệt trong bối cảnh Luật các Tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực từ 2025 cùng hàng loạt quy định mới như Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, chữ ký điện tử.
Đáng chú ý, lãnh đạo NHNN đề cập đến việc thí điểm sàn giao dịch tiền số tại Việt Nam sẽ là một thay đổi quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng.
"Tôi tin là nhiều ngân hàng hiện nay chưa hình dung được sàn này hoạt động như thế nào và ngân hàng đóng vai trò gì. Tôi khẳng định là có vai trò lớn của ngân hàng, trong việc bảo vệ người tiêu dùng, trong việc thanh quyết toán, trong việc đảm bảo đồng stablecoin có giá trị ổn định", ông Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Dũng, nhà điều hành cũng đang nghiên cứu các nghị định về trung tâm tài chính, trong đó có các quy định đặc thù về hoạt động ngân hàng.
"Tôi lấy ví dụ định chế tài chính hoạt động trong trung tâm tài chính đó có thể không được huy động tiền gửi dân cư, vì vậy khi xảy ra đổ vỡ thì NHNN sẽ không có trách nhiệm cho vay tái cấp vốn. Khi đó, quy định tỷ lệ huy động trên cho vay có thể không áp dụng như hiện nay. Nhiều quy định từ nghiệp vụ đến các chỉ số an toàn phải thay đổi hoàn toàn", Phó Thống đốc nói.
Ông Dũng cho rằng, những thay đổi trên sẽ khiến ngành ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chóng, không còn kéo dài 2-3 năm mà có thể chỉ trong một tháng đã có sự khác biệt. Như sàn tiền số, sẽ không còn chuyện nghiên cứu mãi từ nước này sang nước khác./.
Nội dung liên quan
- Cấp phép sàn giao dịch tiền số: Chọn công ty nào? Theo tiêu chí nào?
- Sàn giao dịch tiền số: Phân biệt sàn tập trung (CEX) và sàn phi tập trung (DEX)
- Việt Nam sẽ thí điểm sàn giao dịch tiền số, doanh nghiệp có thể phát hành tài sản ảo
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghiên cứu lập sàn giao dịch tiền số
- Đề xuất thử nghiệm sàn giao dịch tiền số tại các trung tâm tài chính