Đây là nỗ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ tài chính (fintech) tại Việt Nam.
Theo đề xuất, các tổ chức được cấp phép sẽ thử nghiệm các dịch vụ liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa và các hình thức giao dịch mới.
Sàn giao dịch tiền mã hóa sẽ được giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban quản lý trung tâm tài chính, chịu trách nhiệm đánh giá tác động và quản lý các rủi ro tiềm ẩn. Chính phủ cũng sẽ thiết lập các biện pháp phòng chống rửa tiền và bảo mật mạng cho các tổ chức tài chính liên quan đến tài sản mã hóa.
Các quy định pháp lý mới cũng sẽ bao gồm việc phát hành và sở hữu token tiện ích, quản lý hoạt động khai thác tiền mã hóa, đồng thời chú trọng tới an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về tiền mã hóa, khiến nhiều doanh nghiệp phải lựa chọn hoạt động tại các quốc gia khác.
Việc xây dựng hệ thống pháp lý và thành lập các trung tâm tài chính được kỳ vọng không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mà còn tăng cường minh bạch, giảm thiểu rủi ro cho người dùng.
Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính hàng đầu trong khu vực và thế giới./.
Nội dung liên quan
- Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số
- 'Trung tâm tài chính TP.HCM phải cạnh tranh với Singapore, Hong Kong'
- Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Người dân vẫn giao dịch bitcoin nhưng cơ sở pháp lý chưa có
- Thành lập Ban Chỉ đạo về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam