Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

Lịch họp cổ đông tuần 21–27/4: Cao điểm đại hội của loạt “ông lớn” Vingroup, Vietcombank, BIDV, MWG, Vinamilk, Novaland…

09:27 20/04/2025

Tuần này được xem là cao điểm mùa đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, với khoảng 450 doanh nghiệp tổ chức phiên họp, trải rộng khắp các nhóm ngành trọng yếu như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, xuất khẩu, chứng khoán, dầu khí, điện lực...

Tuần này được xem là cao điểm mùa đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, với khoảng 450 doanh nghiệp tổ chức phiên họp, trải rộng khắp các nhóm ngành trọng yếu như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, xuất khẩu, chứng khoán, dầu khí, điện lực...

Mở màn tuần là đại hội của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) tại Hà Nội. Năm nay, MSB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt kỷ lục 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với năm ngoái. Cổ đông cũng sẽ bỏ phiếu thông qua kế hoạch chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 31.200 tỷ đồng; thoái vốn khỏi công ty tài chính TNEX Finance, đầu tư vào công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Vinaconex (VCG) - “ông lớn” xây dựng cũng thu hút sự chú ý với triển vọng hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công. Năm 2024, doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 15.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 8% so với năm trước.

Ngày đầu tuần cũng ghi nhận phiên họp của nhiều doanh nghiệp đáng chú ý như Bibica (BBC), Chương Dương (SCD), Dược Việt Nam (DVN) và Hodeco (HDC).

Ngày 22/4, tâm điểm là PV Power (POW) – đơn vị được kỳ vọng hưởng lợi từ chiến lược đầu tư nguồn điện dài hạn. Công ty đặt kế hoạch doanh thu 38.185 tỷ đồng (tăng 27%) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 439 tỷ đồng, giảm sâu 67% do khấu hao lớn từ dự án Nhơn Trạch 3&4 và áp lực tỷ giá.

Cùng ngày, Vincom Retail (VRE) tổ chức đại hội cổ đông với kế hoạch lợi nhuận sau thuế kỷ lục 4.700 tỷ đồng (tăng gần 15%). Công ty sẽ đưa vào vận hành 3 trung tâm thương mại lớn, bổ sung gần 120.000 m2 mặt sàn bán lẻ ra thị trường.

Loạt doanh nghiệp khác cũng tổ chức họp gồm: Chứng khoán HSC (HCM), Yeah1 (YEG), SAM Holdings (SAM), OCB, SHB, Khoáng sản TKV (KSV), Masan High-Tech Materials (MSR)...

Ngày 23/4, “sân khấu” thuộc về Vinhomes (VHM) – nhà phát triển bất động sản số một Việt Nam. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 76% và 20%, kỳ vọng thiết lập kỷ lục mới. Trọng tâm vẫn là các đại đô thị kiểu mẫu tại Hà Nội, TP.HCM, Long An, Hải Phòng...

Cùng ngày có đại hội của Bình Sơn (BSR), The PAN Group (PAN), PV Drilling (PVD), Viettel Post (VTP), BAF Việt Nam (BAF) và Sao Mai (ASM).

Ngày 24/4, tâm điểm là đại hội của Tập đoàn Vingroup (VIC). Ban lãnh đạo đặt mục tiêu doanh thu 300.000 tỷ đồng (tăng 60%), lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng (gần gấp đôi 2024). Chiến lược xoay quanh ba trụ cột: ô tô điện VinFast, bất động sản Vinhomes và du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl – trong đó Vinpearl có thể IPO trong năm nay.

Nhóm ngân hàng cũng rầm rộ lên sóng với TPBank (TPB), HDBank (HDB), PGBank (PGB), Saigonbank (SGB) và Bản Việt (BVB).

Một loạt “ông lớn” khác họp cùng ngày, gồm: Sabeco (SAB), Novaland (NVL), Dược Hậu Giang (DHG), Nhựa Bình Minh (BMP), Vĩnh Hoàn (VHC), Vinasun (VNS), VietinBank Securities (CTS)…

Ngày 25/4, “tâm chấn” chuyển về nhóm ngân hàng với hai ông lớn:

👉BIDV (BID) định hướng tăng trưởng tín dụng 15-16%, giữ nợ xấu dưới 1,4%.

👉Sacombank (STB) lên kế hoạch lại tăng 15% so với năm trước lên 14.650 tỷ đồng, đồng thời tiếp tục chờ phê duyệt phương án chia cổ tức.

Nhóm bán lẻ cũng nhập cuộc với Masan Group (MSN) – đặt kế hoạch doanh thu 80.000–85.500 tỷ, lợi nhuận sau thuế 4.875–6.500 tỷ đồng. Ngoài ra còn có FPT Retail (FRT) và Digiworld (DGW).

Loạt cái tên đáng chú ý khác: Vinamilk (VNM), Petrolimex (PLX), PV OIL (OIL), HAGL Agrico (HNG), Xi măng Hà Tiên (HT1), Thép Nam Kim (NKG), PC1, Viconship (VSC), Hòa Bình (HBC), Tân Tạo (ITA), Idico (IDC)...

Ngày 26/4 (Thứ Bảy), tâm điểm đổ dồn về Vietcombank (VCB) – ngân hàng có kế hoạch lợi nhuận cao nhất hệ thống: 44.300 tỷ đồng, tăng 5%. Các “ông lớn” khác gồm Techcombank (TCB), MB (MBB), VietABank (VAB), VietBank (VBB), Thế Giới Di Động (MWG), Nam Long (NLG), Hải Phát (HPX), Sunshine Group (KSF), May Sông Hồng (MSH), Lizen (LCG)...

Ngày 27/4 (Chủ nhật), tâm điểm là LPBank (LPB) với mục tiêu tăng lợi nhuận 22% lên 14.868 tỷ đồng. Ngoài ra còn có Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) và Big Invest Group (BIG).