Thứ hai, 10/06/2024, 19:11

Đừng để "sắc xanh” của Phố Wall che mờ điều này...

Phố Wall đang "ngập" trong tiền từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mỹ. Nhưng tiền càng nhiều thì Fed càng khó nới lỏng, càng khó trong việc đưa kinh tế Mỹ hạ cánh mềm.

Các ngân hàng trung ương lớn trên khắp thế giới hiếm khi nào hành động đồng bộ như 4 năm trở lại.

Khi đại dịch bùng phát, họ cắt giảm lãi suất về 0 cứ như thể nền kinh tế đang trong cuộc khủng hoảng tài chính. Sau đó, khi lạm phát bùng lên, họ vội vã tăng lãi suất, với tốc độ nhanh chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Các ngân hàng trung ương lớn đã làm tất cả những điều này trong thời gian gần như hoàn hảo, đảm bảo thị trường sẽ vận hành ổn định.

Tuy nhiên, sự đồng bộ ấy đang dần biến mất.

Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) mới đây đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, từ mức 4% xuống còn 3,75%/năm.

Hành động này khiến các nhà đầu tư và giới chuyên gia kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024, như một cách phối hợp với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới để đưa nền kinh tế toàn cầu “hạ cánh mềm”. Điều đó được xem như cái kết “đẹp” cho cuộc chiến chống lạm phát.

Tuy nhiên, với dữ liệu lạm phát liên tục vượt mức mục tiêu 2% cũng như nền kinh tế vẫn khoẻ mạnh bất chấp chính sách tiền tệ bị thắt chặt, khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới được tin là rất khó trở thành hiện thực.

Fed2.png

Giao dịch chênh lệch lãi suất (Carry trade)

Mỹ đang duy trì mặt bằng lãi suất cao hơn so với nhiều quốc gia khác, với mức lãi suất chuẩn của Fed từ 5,25%-5,5%/năm.

Khoảng “gap” này đã tạo tiền đề cho Phố Wall thực hiện giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade). Theo đó, các nhà đầu tư sẽ vay tiền từ một quốc gia có lãi suất thấp, đầu tư vào trái phiếu của một quốc gia có lãi suất cao và nhận được khoản chênh lệch. Trong trường hợp này, điều đó có nghĩa là tiền sẽ được chuyển từ phần còn lại của thế giới và mua tài sản của Mỹ, đặc biệt là trái phiếu chính phủ Mỹ.

Các ngân hàng đầu tư như JPMorgan và UBS đã khuyến nghị giao dịch này cho khách hàng và chỉ số Bloomberg dựa trên việc bán các tiền tệ G10 có lãi suất thấp nhất và mua các tiền tệ có lãi suất cao nhất đã mang lại lợi nhuận 7% trong năm nay.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) báo cáo rằng chỉ trong tháng 5, các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc - nơi lãi suất cũng cao hơn - đã chứng kiến ​​dòng vốn vào thị trường trái phiếu là 10,2 tỷ USD, chủ yếu là do các nhà đầu tư được hưởng lợi từ các giao dịch chênh lệch lãi suất như bán yên Nhật để mua đồng peso Mexico.

Peter Schaffrik, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại RBC Capital Markets cho biết, những giao dịch này diễn ra ở khắp mọi nơi, và lãi suất càng chênh lệch thì giao dịch càng trở nên hấp dẫn.

Dòng tiền chảy mạnh vào Mỹ làm tăng thanh khoản của hệ thống tài chính ngay khi Fed đang cố gắng làm cạn kiệt nó (vì mục tiêu chống lạm phát). 

Điều này sẽ khiến Fed càng khó nới lỏng hơn, khiến chính sách của Mỹ càng lệch nhịp hơn với phần còn lại của thế giới. Nó như một vòng luẩn quẩn cản đường nền kinh tế toàn cầu hướng tới hạ cánh mềm.

“Có những lo ngại chính đáng rằng dòng vốn chảy vào Mỹ sẽ làm tăng thanh khoản, đẩy giá tài sản lên cao và áp lực lạm phát, khiến Fed gặp khó khăn hơn trong việc hạ lãi suất. Thậm chí, trong trường hợp xấu hơn, Fed có thể còn phải tăng lãi suất”, ông Nigel Green, Giám đốc điều hành của công ty quản lý tài sản toàn cầu deVere Group nhận định.

Nhưng việc tăng lãi suất thêm nữa có thể làm đổ vỡ niềm tin của người tiêu dùng Mỹ và khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. Đó cũng là tính toán mà ECB đang thực hiện, mặc khả năng suy thoái của EU rõ ràng hơn. Điều này sẽ tạo tiền đề cho những giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) phát triển mạnh.

Dòng tiền này cuối cùng sẽ tràn ngập nền kinh tế Mỹ. Dù mới chỉ trong giai đoạn đầu, điều này càng kéo dài thì tác động sẽ càng sâu rộng. Đối với Phố Wall, điều đó có nghĩa là một mùa Hè cảnh giác. Đối với các nhà kinh tế, điều đó có nghĩa là bức tranh về nền kinh tế mà họ đang cố gắng ghép lại với nhau bằng những dữ liệu trái ngược nhau thậm chí còn mờ nhạt hơn. Đó là thời điểm mà sự không chắc chắn gia tăng.

Kịch bản hạ cánh mềm

Trong giai đoạn nhiều nền kinh tế trên thế giới đang chật vật duy trì đà tăng trưởng, việc dòng tiền đổ dồn vào Mỹ sẽ càng làm siết chặt tình trạng thiếu hụt tài chính tại các quốc gia này, gây khó khăn cho họ trong nỗ lực tránh rơi vào suy thoái.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi các chỉ số quan trọng của khu vực, chẳng hạn như sản xuất công nghiệp của Đức, đang có dấu hiệu giảm sút.

Ngoài ra, lãi suất cao của Mỹ còn có thể dẫn đến việc đồng euro yếu đi. Hệ quả là châu Âu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động kinh tế và phải trả giá cao hơn khi mua hàng hóa từ Mỹ.

Đối với các nền kinh tế châu Á, nơi lãi suất đã thấp hơn đáng kể so với Mỹ, tình hình có thể trở nên phức tạp hơn. Sự chênh lệch lãi suất lớn sẽ khiến dòng tiền chảy mạnh vào Mỹ, gây ra biến động và bất ổn trong tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu. 

Mặc dù hiện tại chính sách tiền tệ của các nền kinh tế đang có sự khác biệt, nhưng vẫn tồn tại những hy vọng rằng đây chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu dữ liệu kinh tế Mỹ bất ngờ suy yếu, điều đó sẽ thúc đẩy Fed giảm lãi suất nhanh hơn. Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát ở EU cứng đầu hơn mong đợi, điều này có thể làm chậm tốc độ cắt giảm lãi suất của ECB, tạo điều kiện để Mỹ bắt kịp.

Với những dữ liệu kinh tế được công bố tới thời điểm hiện tại, phố Wall vẫn kỳ vọng ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Nếu đến tháng 9, những số liệu lạm phát không được như kỳ vọng và nền kinh tế Mỹ vẫn chống chọi được với chính sách tiền tệ thắt chặt, những giao dịch carry trade có thể sẽ kéo dài đến hết năm. 

Nếu tiền liên tục đổ về Mỹ, các nhà hoạch định sẽ cần điều chỉnh lại chính sách. Điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ ‘hạ cánh cứng', nhưng đoạn đường tiến đến mục tiêu hạ lãi suất sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết./.

Nguồn tham khảo: Business Insider

* Carry trade là gì? Ưu và nhược điểm của Carry trade

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-07-27 14:51

VN-INDEX 1,242.11 8.92 0.72%
HNX-INDEX 236.66 1.40 0.60%
UPCOM-INDEX 95.18 0.67 0.71%
VN30-INDEX 1,281.84 9.66 0.76%
HNX30-INDEX 517.65 4.01 0.78%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-07-25

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25311 -0.1775%
EUR/VND 27452 -0.1164%
CNY/VND 3495.4365 0.2718%
JPY/VND 164.1153 -0.006298%
EUR/USD 1.0846 0.0554%
USD/JPY 153.94 0.0325%
USD/CNY 7.2469 -0.2285%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật