Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

BRICS đứng trước thời điểm bước ngoặt khi các thành viên "đồng sàng dị mộng"

10:47 21/10/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 25 tại thành phố Kazan (Nga) từ ngày 22-24/10/2024.

Sự kiện này diễn ra đúng vào thời điểm BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đứng trước một thời điểm mang tính bước ngoặt.

Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009, với tư cách là một nhóm gồm các nền kinh tế lớn mới nổi. Mục tiêu công khai của BRICS là cải cách cấu trúc tài chính toàn cầu, tìm cách khiến cho các tổ chức tài chính quốc tế - đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trở nên tiêu biểu hơn, tăng cường ảnh hưởng của các nước đang phát triển và giảm bớt sự thống trị của phương Tây.

Trên lý thuyết, chắc chắn BRICS là một thế lực lớn - với quy mô và sức mạnh, chiếm gần 30% GDP toàn cầu (thậm chí nhiều hơn nếu tính theo sức mua tương đương) và 45% dân số thế giới.

Tuy nhiên, điều này cũng che giấu một sự bất cân xứng trong nội bộ BRICS: Trung Quốc chiếm gần 70% sản lượng kinh tế của BRICS.

Tham vọng cải cách quản trị tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tính đa cực lớn hơn vẫn là mục tiêu chung giúp đoàn kết các thành viên BRICS.

Họ thúc đẩy việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch thương mại của mình, giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và tìm kiếm một hệ thống thanh toán toàn cầu thay thế, bỏ qua hệ thống SWIFT. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với Nga, nước muốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Trung Quốc và Nga nhìn nhận BRICS theo cách đối đầu hơn về mặt địa chính trị, vượt ra ngoài khát vọng cải cách quản trị toàn cầu của khối. Họ coi BRICS là đối trọng với G7, thách thức trật tự dựa trên luật lệ do Mỹ lãnh đạo.

Sự xuất hiện của BRICS phản ánh "sự chuyển đổi của cấu trúc quản trị toàn cầu và trật tự thế giới", và hướng tới "phân bổ lại quyền lực trên thế giới".

Đối với Bắc Kinh, BRICS là phương tiện để thúc đẩy tham vọng lãnh đạo và lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Nam bán cầu. Trong khi đối với Moscow - vốn bị phương Tây xa lánh sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022 và bị bao vây bởi các lệnh trừng phạt, BRICS mang lại tính hợp pháp và kết nối quốc tế mà nước này khao khát.

Trong khi đó, Ấn Độ và Brazil vẫn tập trung vào BRICS chủ yếu như một phương tiện thúc đẩy cải cách trật tự quốc tế nhằm phản ánh tình hình đa cực thực sự và mang lại cho các nước đang phát triển ảnh hưởng lớn hơn.

Ấn Độ và Brazil lo lắng về việc duy trì mối quan hệ của họ với Washington và các đối tác phương Tây khác, họ không muốn BRICS trở thành phương tiện để đối đầu với phương Tây, mà thay vào đó coi đây là một cách để Nam bán cầu giữ cân bằng trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ.

Viện Lowy nhận định rằng, những quan điểm và lợi ích khác nhau kể trên thể hiện rõ trong quá trình mở rộng thành viên của khối.

Trung Quốc và Nga ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ, trong khi Ấn Độ và Brazil lo ngại việc mở rộng sẽ làm phức tạp quá trình ra quyết định và giảm tầm ảnh hưởng của họ trong khối.

Tại hội nghị BRICS ở Johannesburg, 6 quốc gia mới đã được mời gia nhập, nhưng Argentina từ chối và Saudi Arabia chưa xác nhận chính thức. BRICS đã tạm dừng việc mở rộng thêm, ngoại trưởng thống nhất thiết lập tiêu chí cho "quan hệ đối tác" trước khi xem xét tư cách thành viên.

Theo Viện Lowy, sẽ là sai lầm nêu đánh giá thấp tầm quan trọng tiềm tàng của BRICS với tư cách là một thế lực toàn cầu. Tuy nhiên, BRICS sẽ trở nên quan trọng và hiệu quả như thế nào vẫn còn phải quan sát thêm./.

Nguồn tham khảo: Đời sống & Pháp luật