Người theo dõi

SHS đang cầm những ‘siêu cổ phiếu’ nào?

Thứ Sáu, 24/5/2024, 16:44 (GMT+7) 3 phút đọc
SHS được tiếng là “mát tay” trong hoạt động tự doanh. FRT và MWG đã được họ "leak" trên báo cáo tài chính quý I/2024. Nhưng vẫn còn những "siêu cổ phiếu" khác mà “team” SHS không/chưa muốn “show” ra!

FPT là một ví dụ. Theo nguồn tin khả tín của người viết, “team” tự doanh của CTCP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (Mã CK: SHS) đã gom khoảng 3 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam ở vùng giá thấp.

DBC – một trong những cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi – cũng được SHS “gom” mạnh, với khoảng 6 triệu đơn vị, ở vùng giá 2x. “Team” đầu tư nhà “bầu” Hiển cũng để mắt tới HPG của “vua thép” Trần Đình Long, với việc nắm giữ khoảng 7 triệu cổ phiếu, ở quanh vùng giá 26.

Nhưng vẫn còn một “siêu cổ phiếu” khác cũng rất đáng chú ý trong danh mục tự doanh của SHS, là VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post).

Cổ đông SHS hẳn sẽ rất vui mừng khi biết
Cổ đông SHS hẳn sẽ rất vui mừng nếu biết "team" nhà đang cầm hàng loạt "siêu cổ phiếu"

VTP (và cả FPT nữa) đã được CEO SHS Nguyễn Chí Thành “public” tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (AGM 2024) diễn ra vào tháng trước.

Theo ông Thành, với định hướng hoạt động như quỹ đầu tư, mảng tự doanh của SHS sẽ ưu tiên đầu tư thực chất, không thiên về “trading” quá nhiều. Họ dựa theo mô hình “Top-down”, tức là phân tích từ kinh tế vĩ mô, sau đó lựa chọn nhóm ngành, rồi “lọc” ra các mã cổ phiếu đầu ngành, tiềm năng nhất.

Cho rằng các ngành tăng trưởng tốt trong năm 2024 sẽ là nhóm công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng và các nhóm ngành nhận được nhiều vốn FDI, "team" SHS đã “xuống tiền” mua vào FPT, MWG, FRT và VTP. “Nhiều cổ phiếu của SHS “outperform” so với thị trường chung”, ông Thành tiết lộ, đồng thời nhấn mạnh sẽ nắm giữ các cổ phiếu này cho tới cuối năm nay.

Danh mục tự doanh của SHS tới cuối quý I/2024 (Nguồn: BCTC SHS)
Danh mục tự doanh của SHS tới cuối quý I/2024 (Nguồn: BCTC SHS)

Mảng tự doanh là “quân bài” chiến lược để SHS hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 1.035 tỷ đồng trong năm 2024.

Được xem trọng như thế, quy mô danh mục tự doanh của SHS ở thời điểm cuối quý I/2024 chiếm tới non nửa tài sản của công ty, với giá vốn lên tới 5.449 tỷ đồng – trong khi giá trị thị trường ở mức 6.034,5 tỷ đồng. Nhưng, như đã nêu, báo cáo tài chính tự lập của SHS trong quý đầu năm nay mới chỉ “show” MWG, FRT và VPB, với giá vốn khoảng 1.000 tỷ đồng.

“Các cổ phiếu khác” – một tiểu khoản trong khoản mục Các loại tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) của SHS – có giá vốn ở mức 2.492,9 tỷ đồng, trong khi giá trị thị trường ở mức 2.636,3 tỷ đồng.

Cần phải nói thêm rằng, việc công ty chứng khoán “hide” các cổ phiếu chủ chốt trong danh mục tự doanh là hết sức thị trường.

Xét riêng về mặt giao dịch, các “cá mập” thì cũng là thành viên tham gia thị trường. Họ cũng có nhu cầu tối ưu giá vốn khi mua vào, và ngược lại, được bán ở mức giá có lợi nhất có thể.

Mặt khác, các khoản đầu tư sinh lời tốt, nếu được “show” đúng thời điểm, sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán trong tương lai. Mà từ đó, họ có thể làm được nhiều việc, chẳng hạn như phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ./.

* TCB - pha "mất hàng" đau đớn của SHS

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Crypto Chủ đề
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên