Người theo dõi

VPB "dậy sóng": Tiền "vào" cao nhất 3 năm, "chiếc lò xo nén chặt" đã vào "uptrend"?

Thứ Tư, 12/6/2024, 15:40 (GMT+7) 3 phút đọc
Cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng (VPBank) ghi nhận diễn biến khớp lệnh đột biến trong phiên giao dịch hôm nay (12/6).

Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực trong phiên giao dịch hôm nay (12/6) khi bùng nổ vượt mốc 1.300 điểm, thiết lập mức cao nhất 2 năm trở lại đây. Nhiều nhóm ngành bứt phá khi thu hút dòng tiền mạnh mẽ như ngân hàng, chứng khoán, công nghệ…

Nổi bật nhất trong đó phải kể đến cổ phiếu VPB khi bật tăng đến hơn 6%, thanh khoản đột biến cao nhất 3 năm.

Cụ thể, giá cổ phiếu VPB kết phiên tăng 1.100 đồng lên quanh 19.400 đồng/cổ phiếu với thanh khoản giao dịch đạt gần 70 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần mức trung bình 20 phiên.

VPB2.jpg

Dù vùng này không phải mức giá cao của VPB vì nếu xét từ đầu năm thì cổ phiếu này mới tăng khoảng 5%. Tuy nhiên việc khớp lệnh đột biến cho thấy dòng tiền lớn đang quay trở lại.

Trước đó, trong báo cáo chiến lược của CTCP Chứng khoán SSI, cổ phiếu VPB cũng được gọi tên với mức giá mục tiêu 20.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá khoảng 10%. 

Theo đội ngũ phân tích, lợi nhuận Q2/2024 của VPB dự báo duy trì đà tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Trong Q1/2023, VPB là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất trong hệ thống, ảnh hưởng tới chi phí vốn của ngân hàng trong cả năm 2023. 

SSI kỳ vọng chi phí vốn sẽ giảm mạnh trong quý I năm 2024 khi các khoản tiền gửi lãi suất cao được tái định với mức lãi suất thấp hơn, hỗ trợ NIM của ngân hàng. 

Lợi nhuận trước thuế cả năm 2024 dự báo ở mức 18 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 71% so với cùng kỳ. 

VPB hiện giao dịch với P/B và P/E năm 2024 ở mức 1,04x và 9,49x.

Đồng quan điểm với SSI, CTCP Chứng khoán Mirae Asset cũng đánh giá tích cực với cổ phiếu VPB. Cụ thể, đội ngũ phân tích định giá VPB với giá mục tiêu 12 tháng là 22.800 đồng/cổ phiếu, tức tiềm năng tăng giá tới gần 25%.

Trong quý 1 năm 2024, bảng cân đối kế toán tổng thể của VPB có sự dịch chuyển trong các loại tài sản khi cho vay tăng 2.9%, nhờ mảng cho vay doanh nghiệp thúc đẩy, trong khi ngân hàng đầu tư giảm tương đương. Về tiền gửi, tiền gửi của nhóm KHCN tăng mạnh 11.7%, trong khi tiền gửi của KHDN giảm 10.1%. Tổng cộng, tiền gửi tăng khoảng 3% so với đầu năm, đạt 455.8 nghìn tỷ, nhưng tỷ lệ CASA giảm xuống còn 14.4% (-3%p so với đầu năm) do nhu cầu tiền gửi không kỳ hạn của nhóm KHCN thấp.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đã có cải thiện trong quý 1, NPL ngoại bảng và nợ xấu tiềm năng lại có xu hướng tăng. NPL gộp (bao gồm nợ nhóm 2) tăng lên 13.1%, tăng 24bps trong Q1/2024. Tỷ trọng tài sản dưới chuẩn (bao gồm trái phiếu dưới nhóm 1 và các khoản vay tái cấu trúc) trong tài sản sinh lãi (IEA) ước tính tăng lên 13.4% (+1.5% so với 2023). 

Chất lượng tài sản giảm tiếp tục là áp lực đối với tốc độ hồi phục biên lãi thuần (NIM) và rủi ro chi phí dự phòng cao trong 2024 và 2025

Dù vậy, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPB  lại ghi nhận bước nhảy vọt hơn 90%, đạt 4,2 nghìn tỷ và hoàn thành 18% mục tiêu năm. Mặc dù VPB không công bố số liệu cụ thể về lợi nhuận của các công ty con, nhưng các khoản lỗ của các cổ đông không kiểm soát đã giảm đáng kể. 

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên