Người theo dõi

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Thứ Hai, 22/7/2024, 15:37 (GMT+7) 3 phút đọc
Việt Nam một nền kinh tế trẻ có sự thay đổi, nhanh chóng bắt nhịp nhanh với sự thay đổi của kinh tế thế giới vì vậy vẫn luôn điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về thu hút nguồn vốn FDI trong khoảng 10 năm trở lại.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giai đoạn 2013-2022 đã có 23.706 dự án FDI được cấp phép đăng ký đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 288,66 tỷ USD. Trong đó, số vốn thực hiện là 173,4 tỷ USD, chiếm 60,07% số vốn đăng ký.

Trong năm năm gần đây với nhiều diễn biến chính trị và kinh tế thế giới bất ổn, thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu… đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, Việt Nam - một nền kinh tế trẻ có sự thay đổi và bắt nhịp nhanh với sự thay đổi của thế giới - vẫn luôn sở hữu những yếu tố thu hút dòng vốn FDI.

Chi phí cạnh tranh là một trong những yếu tố khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà sản xuất nước ngoài.

Theo CTCP Chứng khoán VNDIRECT, giá điện sản xuất và chi phí lao động cạnh tranh so tốt với các nước trong khu vực. Điều này sẽ giúp Việt Nam có lợi thế trong thu hút FDI các ngành sản xuất sử dụng nhiều điện như hóa chất và công nghiệp nặng; các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may và lắp ráp điện tử.

22073.PNG

Ngoài ra, VNDIRECT kỳ vọng chiến lược “Trung Quốc + 1” sẽ hình thành nên xu hướng dịch chuyển của các nhà sản xuất lớn.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang có kế hoạch cụ thể để chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Apple, Qisda, Pegatron… JPMorgan ước tính Apple sẽ chuyển 65% AirPod, 20% iPad, 20% Apple Watch và 5% tỷ lệ sản xuất MacBook sang Việt Nam cuối năm 2025.

Theo CBRE, các khách hàng từ Trung Quốc thể hiện sự quan tâm lớn tới KCN phía Bắc thông qua tỷ trọng khách hỏi thuê trong năm 2023 đã tăng 23 điểm % lên 33%. Thị trường miền Bắc với vị trí tiếp giáp Trung Quốc, sẽ trở thành điểm đến phù hợp, nắm bắt xu hướng chuyển dịch điện tử này. Hiện nay, các nhà sản xuất điện tử lớn ưa thích lựa chọn thị trường miền Bắc với các nhà phát triển KCN nổi bật như VSIP. KBC, VGC và Deep C.

Các chính sách hỗ trợ đầu tư ngoài thuế cũng là một lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút FDI công nghệ cao. Để duy trì sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút FDI, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư. 

Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp FDI dưới dạng chi phí đào tạo, chi phí R&D, chi phí đầu tư tài sản cố định và chi phí sản xuất. Dự thảo mới nhất cho thấy Chính phủ đang đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao.

VNDIRECT tin rằng chính sách hỗ trợ này được áp dụng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp FDI công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam, vì sự hỗ trợ này trực tiếp giảm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đã giúp Việt Nam có một mạng lưới giao thông thuận lợi. Việc thúc đẩy các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp mở rộng quỹ đất ở các thị trường cấp 2,3 cũng mang đến giá thuê hấp dẫn hơn. Ngoài ra, sự phát triển của các cảng biển nước sâu đã góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải cho các doanh nghiệp.

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Crypto Chủ đề
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên