Ngọc Lan Thứ Hai, 10/2/2025, 14:23 (GMT+7)
Người theo dõi

Trung tâm tài chính có phải là cánh cửa nhập khẩu vốn?

Việt Nam là một nước không cho phép tự do lưu chuyển vốn (free flow of capital). Các quy định kiểm soát dòng tiền ra vào quốc gia (capital control) rất chặt chẽ.

Điều này khiến thị trường tài chính tương đối an toàn, ít nguy cơ khủng hoảng. Như khi xảy ra vụ SCB, Việt Nam vẫn không bị dòng vốn tháo chạy (capital flight). Kết quả là khủng hoảng đã không diễn ra như dự báo của ai đó.

Nhưng mặt trái của chính sách capital control quá chặt là mặt bằng lãi suất trong nước cao, chi phí vốn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mình tìm được một vài nghiên cứu về capital control index. Đây là chỉ số đánh giá về mức độ tự do lưu chuyển vốn của các quốc gia, chạy từ 0 (hoàn toàn tự do) đến 1 (bị kiểm soát chặt). Chỉ số này của Việt Nam luôn ở mức loanh quanh 0.9, luôn vào nhóm cao nhất thế giới.

Việt Nam đang có dự định mở Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà nẵng.

Hai Trung tâm này có nhiều chính sách thu hút dòng vốn, bao gồm cả thu hút các ngân hàng nước ngoài. Theo đó, các tổ chức tài chính của nước ngoài có thể đến đăng ký, hoạt động tại hai Trung tâm với các quy định quản lý đơn giản hơn, được ưu đãi đầu tư.

Như vậy, đây có thể là một kênh để Việt Nam có thể nhập khẩu vốn, từ đó hạ mặt bằng lãi suất cho các doanh nghiệp trong nước. Nhưng đổi lại thì vẫn là rủi ro khủng hoảng tài chính tăng lên.

Chi tiết của các biện pháp quản lý ngân hàng nước ngoài chưa được dự thảo. Nên đến đây cũng chưa thể bình luận tác động cuối cùng sẽ là thế nào, lãi suất có thể giảm bao nhiêu và rủi ro khủng hoảng tăng ra sao.

PS: If everything seems under control, you're just not going fast enough.

Cre: Nguyễn Đức Minh – chuyên gia chính sách công, thành viên Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên