Hoàng Tùng Thứ Năm, 29/8/2024, 15:33 (GMT+7)
Người theo dõi

Toàn cầu hóa, tự do thương mại, những quân bài tạo nên cái gọi là bẫy thu nhập trung bình

Nhiều thập kỷ trở lại đây thế giới trải qua một giai đoạn chưa từng có trong lịch sử phát triển, đó là xu thế toàn cầu hóa và tự do thương mại.

Trong suốt thế kỷ 17,18 , 19 và 20 các nước Châu Âu và Mỹ không hề có cái gọi là tự do thương mại. Các nước này đều áp đặt hàng rào thuế quan, bảo hộ và hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa.

Việc bảo hộ này giúp các quốc gia (chậm chân hơn trong quá trình phát triển) có thể tích lũy nền tảng khoa học công nghệ để tự sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao (tàu hỏa, ô tô, thiết bị điện tử…) mà không bị bóp nghẹt bởi sản phẩm của các quốc gia đi trước.

Chính nhờ nó mà các nước phát triển sau như Đức, Mỹ…có thể bắt kịp khoa học công nghệ, thậm chí vượt lên trên các nước phát triển trước đó như Anh và Pháp.

Vậy nhưng từ nửa sau của thế kỷ 20, một xu thế mới đã bắt đầu, đó là toàn cầu hóa với tự do thương mại.

Toàn cầu hóa bùng nổ giúp ích cho các quốc gia kém phát triển được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như đạt được những bước tăng trưởng vượt bậc giúp thoát khỏi nghèo đói. Vậy nhưng cũng chính nó tạo ra cái gọi là “Bẫy thu nhập trung bình”.

Tại sao lại như vậy?

Khi mà bạn chỉ làm những khâu có giá trị gia tăng thấp, khi mà bạn chỉ là người làm thuê chứ không sở hữu công nghệ, thì trên đầu bạn sẽ có một cái trần vô hình mà bạn không thể vượt qua.

Hãy tưởng tượng rằng bạn là một công nhân người Anh sống ở thế kỷ 18, bạn làm việc ngày đêm nhưng chỉ được trả đồng lương ít ỏi. Bạn không chấp nhận, bạn có thể kêu gọi những công nhân xung quanh bạn nổi dậy và lật đổ giới chủ giàu có, hoặc đơn giản hơn là bỏ phiếu cho các đảng phái khác để thay đổi tình hình.

Vậy nhưng nếu bạn lại là một công nhân ở Bangladesh làm việc cho một ông chủ người Anh (đến đó mở nhà máy) thì bạn lại chẳng thể làm gì. Sẽ chẳng có phúc lợi xã hội hay chia sẻ nào dành cho bạn.

Toàn cầu hóa tạo ra một thế giới tư bản hoàn hảo, nơi mà tầng lớp tư sản bên trên không cần chia sẻ quá nhiều nguồn lợi cho các tầng lớp bên dưới. Điều mà khó xảy ra được nếu gói gọn trong một đất nước.

Cách thế giới ngày nay vận hành đó là, người dân các nước giàu có được tập trung vào nghiên cứu khoa học công nghệ, sản phẩm mới, còn người dân ở các nước nghèo sẽ là người sản xuất tạo ra các sản phẩm đó, đi cùng với ô nhiễm môi trường và không khí.

Các cá nhân kiệt xuất ở các nước nghèo sẽ được học bổng để du học và sau đó là định cư ở lại, để đóng góp vào nền tảng khoa học công nghệ vững chắc ở các nước giàu có.

Một mô hình tương đối ổn định để duy trì sự sung túc của các tầng lớp phía bên trên chuỗi thức ăn!

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên