Chủ nhật, 9/6/2024, 1:20 (GMT+7)
Người theo dõi

Toàn cầu "gánh" nợ 315.000 tỷ USD: Tỷ lệ nợ trên GDP cao kỷ lục ở các nước mới nổi

Thế giới đang trong làn sóng nợ lớn nhất, nhanh nhất và lan rộng nhất từ sau Thế chiến II, “bùng” lên cùng lúc với đại dịch COVID-19.

Theo Institute of International Finance (tạm dịch: Viện Tài chính Quốc tế - viết tắt: IIF), thế giới hiện chìm trong “núi nợ” 315.000 tỷ USD và vẫn chưa ngừng tăng.

Đóng góp 2/3 trong số này là các nền kinh tế phát triển, đóng góp phần lớn bởi Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ nợ so với GDP của các nền kinh tế phát triển, một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của một quốc gia, đang có xu hướng giảm.

Ngược lại, các thị trường mới nổi đang mắc nợ 105.000 tỷ USD. Nhưng tỷ lệ nợ so với GDP của họ đã đạt mức cao kỷ lục là 257%. Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico là các quốc gia nợ nhiều nhất trong nhóm này.

Kể từ năm 1950, thế giới đã trải qua 4 làn sóng nợ lớn.

Làn sóng nợ đầu tiên bắt nguồn từ Mỹ Latinh vào những năm 1980, buộc 16 quốc gia tại khu vực này phải tái cấu trúc các khoản vay.

Làn sóng nợ thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI tại Đông Nam Á và làm cho các quốc gia nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề.

Làn sóng nợ thứ ba khởi đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008.

Thế giới bước vào làn sóng nợ thứ tư khi chính phủ các nước phải vay thêm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân giảm nhẹ tác động của các lệnh phong tỏa khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Làn sóng nợ thứ tư là đợt gia tăng nợ lớn nhất, nhanh nhất và rộng nhất kể từ thế chiến thứ II, theo CNBC. Điều này đòi hỏi chính phủ các nước có các chính sách và quy định tài chính tốt hơn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ toàn diện.

Theo IFF, lạm phát dai dẳng, căng thẳng thương mại gia tăng và xung đột địa chính trị là những yếu tố có thể tạo ra rủi ro đáng kể cho động lực của khoản nợ, gây áp lực tăng lên chi phí vốn toàn cầu.

“Mặc dù tình hình tài chính của các hộ gia đình tạo ra lớp đệm chống lại tình trạng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn trong ngắn hạn, thâm hụt ngân sách chính phủ vẫn cao hơn mức trước đại dịch”, báo cáo IIF cho biết.

Trong “núi nợ” 315.000 tỷ USD đã nêu ở đầu bài viết, nợ hộ gia đình, bao gồm thế chấp, thẻ tín dụng và nợ sinh viên, chiếm 59.100 tỷ USD. Nợ của doanh nghiệp, mà các công ty sử dụng để tài trợ cho hoạt động và tăng trưởng của mình, đạt 164.500 tỷ USD. Phần còn lại là nợ công, đạt 91.400 tỷ USD./.

Nguồn tham khảo: CNBC

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên