Kastie Nguyễn Chủ nhật, 29/9/2024, 1:38 (GMT+7)
Người theo dõi

Thép Trung Quốc giá rẻ nhấn chìm thế giới, ‘tràn' vào Việt Nam và loạt quốc gia này

Sản lượng thép của Trung Quốc mỗi năm bằng tổng sản lượng của toàn bộ các quốc gia còn lại trên thế giới.

Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu lượng thép đủ để xây dựng 1.000 cầu Cổng Vàng ở Mỹ, theo Economist. Con số vừa nêu đã vượt xa sản lượng của Mỹ và Nhật Bản, song chỉ là phần nhỏ so với quy mô sản xuất lên tới 1 tỷ tấn/năm của Trung Quốc.

Dòng chảy thép giá rẻ khổng lồ này hướng đến loạt quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như: Việt Nam, Thái Lan và Phillipines. Sáng kiến Vành đai và Con đường và sự bùng nổ trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở nhiều qua cũng giúp các nhà sản xuất thép Trung Quốc mở rộng thị phần, đặc biệt là các quốc gia ở Nam bán cầu.

Thép Trung Quốc tràn ngập thế giới, ‘chảy’ mạnh vào Việt Nam và loạt quốc gia nàyCác nước nhập khẩu thép lớn nhất từ Trung Quốc trong năm 2023 (Nguồn: Economist)

Thế giới từng chứng kiến ​​tình trạng dư thừa thép Trung Quốc trong các năm 2008 và 2015. Mỗi đợt như vậy đều dẫn đến việc gia tăng rào cản thương mại. Từ năm 2008 đến năm 2018, Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu đã thực hiện hơn 500 biện pháp thương mại ảnh hưởng đến việc nhập khẩu kim loại từ Trung Quốc.

Việc áp thêm các rào cản thương mại đối với thép Trung Quốc vẫn chưa dừng lại.

Tháng trước, Canada đã tham gia vào cuộc chiến, áp thuế đối với thép Trung Quốc. Ngay cả ở Mỹ, nơi thuế quan cao đã ngăn chặn hầu hết thép nhập khẩu từ Trung Quốc, các nhà sản xuất vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá khi giá toàn cầu giảm. Vào tháng 7, Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với bất kỳ loại thép nào có nguồn gốc từ Mexico chưa được nấu chảy và đổ vào Bắc Mỹ, nhằm ngăn chặn thép Trung Quốc có thể đi qua các quốc gia khác.

Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản, đã kêu gọi chính phủ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi báo lãi ròng quý gần nhất giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

ArcelorMittal, nhà sản xuất thép hàng đầu châu Âu, thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, khi ghi nhận lợi nhuận quý gần nhất lao dốc tới 73%.

"Chúng tôi muốn cạnh tranh công bằng và chúng tôi biết rằng điều đó không thể diễn ra khi Trung Quốc nhập cuộc", ông Genuino Christino, Giám đốc Tài chính của ArcelorMittal, cho hay./.

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên