Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

RSI là gì, ứng dụng ra sao trong đầu tư chứng khoán?

11:15 18/07/2024

RSI (Relative Strength Index) hay chỉ số sức mạnh tương đối là một trong những chỉ báo phổ biến khi đầu tư chứng khoán. Vậy chỉ số RSI là gì, ứng dụng ra sao?

RSI là gì?

Chỉ số RSI - Relative Strength Indicator, được phát triển bởi J. Welles Wilder và được công bố lần lần đầu tiên vào năm 1978. RSI là một chỉ báo chứng khoán dùng để đo lường mức độ dao động, giúp nhà đầu tư có thể đánh giá tâm lý chung đang ở mức mua quá nhiều hoặc bán quá mức của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định mua – bán phù hợp.

RSI được thể hiện dưới dạng đồ thị di chuyển giữa 2 cực trị và hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 - 100, so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày giảm giá với số ngày tăng giá. Nó sử dụng một tham số riêng lẻ, một con số đo lường thời gian đến tính toán độ dao động, thường là 14 ngày.

Xác định RSI bằng cách nào?

Công thức tính RSI: RSI = 100 - 100/(1 + RS)

Trong đó: RS (Relative Strength) được tính bằng trung bình tổng số kỳ tăng chia trung bình tổng số kỳ giảm trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là 14 ngày gần nhất).

Ứng dụng của RSI trong đầu tư chứng khoán 

RSI có thể được áp dụng trong giao dịch chứng khoán bằng cách xác định điểm mua và bán. Khi RSI vượt qua mức 70, cổ phiếu có thể bị quá mua và có khả năng điều chỉnh giảm giá, là điểm bán ra. Khi RSI xuống dưới mức 30, cổ phiếu có thể bị quá bán và có khả năng hồi phục, là điểm mua vào. Mức giữa 30 và 70 được coi là vùng trung tính.

Nguồn: stockinsight.hsc.com.vn

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, vùng quá mua/quá bán của chỉ báo RSI chỉ là một tín hiệu, để đưa ra quyết định đầu tư cần kết hợp với các công cụ và các chỉ báo khác để đưa ra quyết định an toàn.

RSI không chỉ xác định tín hiệu mua/bán mà còn giúp nhận biết xu hướng giá. Đường trung bình 50 là dấu hiệu dự báo xu hướng giá: RSI trên 50 cho thấy khả năng tăng giá (Bullish), còn RSI dưới 50 cho thấy khả năng giảm giá (Bearish). Đường 70 phía trên là ngưỡng quá mua, khi RSI rớt xuống dưới mức này, giá có thể sắp giảm. Ngược lại, đường 30 phía dưới là ngưỡng quá bán, khi RSI vượt qua mức này từ dưới lên, giá có thể sắp tăng.

Nguồn: vietcap.com.vn

Một sai lầm phổ biến khi sử dụng RSI là mua ngay khi RSI thấp và bán ngay khi RSI cao. Thay vào đó, nên đợi RSI ra khỏi vùng quá mua hoặc quá bán và kết hợp với các chỉ báo khác để tăng độ tin cậy.

Nguồn: stockinsight.hsc.com.vn

RSI phân kỳ

RSI phân kỳ xảy ra báo hiệu sự suy yếu của xu hướng chính, chúng ta cần tìm các tín hiệu khác xác nhận xu hướng trước khi giao dịch. RSI phân kỳ được chia làm 2 loại sau

Nguồn: vietcap.com.vn

RSI phân kỳ âm

Phân kỳ âm xuất hiện khi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng là hiện tượng giá cổ phiếu tạo ra đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, chỉ báo RSI  tạo ra đỉnh thấp hơn đỉnh cũ. Điều đó chứng tỏ lực tăng của cổ phiếu yếu dần, và dễ đảo chiều sau đó (có thể là nhịp chỉnh mạnh).

Phân kỳ âm sẽ tin cậy hơn khi RSI ở vùng quá mua, cổ phiếu đang tiệm cận vùng kháng cự mạnh. Chúng ta có thể dùng tín hiệu phân kỳ âm là một trong những tín hiệu thoát lệnh mua trước đó.

RSI phân kỳ dương

Phân kỳ dương là hiện tượng giá cổ phiếu tạo ra đáy mới thấp hơn đáy cũ, chỉ báo RSI tạo ra đáy sau cao hơn.

Phân kỳ dương là điều kiện cần khi xác định điểm đảo chiều của cổ phiếu, khi xuất hiện phân kỳ dương NĐT quan sát kết hợp với các công cụ phân tích khác như: Nến, chỉ báo xu hướng, hỗ trợ - kháng cự, trendline… khác để ra quyết định. Các yếu tố khiến phân kỳ dương tin cậy hơn là: RSI ở vùng quá bán, cổ phiếu đang ở vùng hỗ trợ cứng (khung thời gian lớn hơn)./.