Tăng cường vận chuyển sớm
Tại một triển lãm chuỗi cung ứng khổng lồ ở Bắc Kinh tuần trước, đại diện các công ty vận chuyển cho biết số lượng khách hàng hỏi về việc chuyển hàng trước đã tăng lên sau khi ông Trump đe dọa áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Ông Zhang Junkai, một đại diện tại Nissin-Sinotrans International Logistics, cho biết đã có "sự gia tăng về quy mô" các cuộc tham vấn với khách hàng. Ông Zhang hy vọng hàng hóa của họ sẽ được "vận chuyển trước khi kết thúc năm và trước khi ông Trump nhậm chức".
Những hoạt động việc vận chuyển hàng sớm đã xuất hiện chỉ vài ngày sau khi ông Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng trước. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đe dọa áp thuế 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, mà ông cho là gây thâm hụt thương mại của Mỹ, và lên tới 20% đối với tất cả các quốc gia khác.
Ông Trump mới đây đe dọa áp thêm thuế quan đối với ba đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ khi ông chỉ trích sự bất lực của họ trong việc ngăn chặn ma túy bất hợp pháp và người di cư vào Mỹ.
Ngân hàng Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý phân tích: "Thông báo này gợi nhớ nhiều hơn đến chính quyền Trump đầu tiên, khi mức thuế quan như vậy được công bố như một chiến thuật đàm phán".
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10, ghi nhận tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm, nhưng một số nhà kinh tế đặt câu hỏi về lượng hàng hóa được vận chuyển trước vào tháng đó đến Mỹ, nơi chứng kiến thâm hụt thương mại giảm do lượng hàng nhập khẩu thấp hơn.
“Giết 1.000 quân địch nhưng mất 800 quân mình"
Ông Seroka cho biết: "Một số hãng vận chuyển đang chuyển hàng trước để phòng ngừa nguy cơ áp dụng mức thuế quan mới", nhưng cũng nói thêm rằng các yếu tố khác, bao gồm vấn đề lao động tại các cảng ở Vịnh Mexico và bờ biển phía đông Mỹ, cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Ông Simon Heaney, giám đốc cấp cao về nghiên cứu container tại công ty tư vấn hàng hải Drewry, dự đoán giá cước vận tải biển xuyên Thái Bình Dương sẽ "tăng mạnh do nhu cầu tăng đột biến" khi có thêm thông tin chi tiết về biểu thuế quan của ông Donald Trump.
Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã bắt đầu khám phá các thị trường và trung tâm sản xuất mới.
Một tập đoàn điện tử có trụ sở tại Quảng Đông cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Mỹ cho biết họ đang xem xét Morocco làm cơ sở sản xuất thay thế ở nước ngoài.
Công ty đã gác lại kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất tại Mexico, dự đoán rằng ông Trump sẽ "đóng lỗ hổng gần bờ mà các công ty Trung Quốc khai thác ở đó", một giám đốc điều hành cho biết.
Ông Fred Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á tại ngân hàng HSBC, cho biết các nhà xuất khẩu sẽ có thời gian để cân nhắc các lựa chọn của mình vì hầu hết các mức tăng thuế quan của ông Trump có thể chỉ có hiệu lực vào nửa cuối năm sau do các thủ tục pháp lý.
Theo ông Laxmana, thời điểm tăng thuế quan là "câu hỏi số một". “Thông thường phải mất nhiều tháng để thực hiện đầy đủ các mức thuế quan bằng hành động hành chính... nên việc áp dụng vào tháng 1 sẽ rất hiếm”, ông nói, nhưng cảnh báo rằng các vấn đề như kiểm soát biên giới là ưu tiên của ông Trump nên chính quyền của ông có thể hành động nhanh hơn.
Một nhân viên bán hàng tại một công ty cung cấp linh kiện cho các công ty sản xuất iPhone của Apple đã phản ánh quan điểm chung ở Bắc Kinh rằng kế hoạch áp thuế của ông Trump sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng Mỹ nhiều như Trung Quốc.
Người bán hàng nói: "Có một câu nói cổ của Trung Quốc: Giết 1.000 quân địch nhưng mất 800 quân mình"./.
Nguồn tham khảo: Đầu tư tài chính