Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

Ngành công nghệ Trung Quốc 'nín thở' chờ bầu cử Mỹ

20:54 03/11/2024

Các lệnh trừng phạt của Mỹ hiện đang là mối lo ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Mỹ đang tìm mọi cách để "kìm chân" đà tăng trưởng vượt bậc ngành công nghệ Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá, tính cách thật thường của ông Donald Trump có thể giúp ngành công nghiệp nước này không bị gia tăng lệnh hạn chế. Ngược lại, một số cho rằng sự dễ dự báo của bà Kamala Harris giúp các công ty "ứng phó" tốt hơn. 

Ngày 5/11, cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra tại Mỹ. Trong các cuộc thăm dò gần đây, tỷ lệ ủng hộ ông Donald Trump và bà Kamala Harris hiện rất sát sao.

Doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc không đoán trước được các bước đi tiếp theo của ông Trump. Các lệnh trừng phạt có thể bị gia tăng nhưng cũng có khả năng được nới lỏng. 

Ứng cử viên đảng Cộng hòa đã khởi xướng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trong nhiệm kỳ tổng thống 2017-2021, khi cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Lý do của ông là doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh không công bằng và đe dọa an ninh quốc gia.

Trong khi đó, các chính sách của bà Harris dễ đoán hơn. Giới lãnh đạo cho rằng bà sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Joe Biden về việc từng bước kiểm soát xuất khẩu, tận dụng liên minh quốc tế để làm chậm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Khảo sát của các tổ chức doanh nghiệp công nghệ tại Trung Quốc cho biết, giới chuyên gia tin rằng chiến thắng của ông Trump trong ngắn hạn sẽ đem lại tác động tiêu cực. 

Ông có khả năng tăng kiểm soát xuất khẩu và đưa ra thêm nhiều biện pháp trừng phạt với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã áp thuế với hàng tỷ USD hàng công nghệ Trung Quốc, đồng thời trừng phạt các đại gia công nghệ nước này như hãng chip SMIC và hãng viễn thông Huawei.

>Ngành công nghệ Trung Quốc 'nín thở' chờ bầu cử Mỹ

"Trump đã nâng cấp quá trình kiềm chế toàn diện sự phát triển của khoa học - công nghệ Trung Quốc. Nếu ông ấy lên nắm quyền lần nữa, ngành bán dẫn trong nước có thể chịu sức ép thêm", công ty môi giới chứng khoán Topsperity Securities (Thượng Hải) cho biết.

Tuy nhiên, tờ Material Energy Times cho rằng "các chính sách đơn phương của ông Trump cũng có thể gặp phải sự phản đối và không hợp tác từ cộng đồng quốc tế". Ngược lại, các chính sách mà bà Harris sẽ kế thừa từ Tổng thống Biden "có tính dài hạn, phối hợp và dự đoán được".

Tuy nhiên, thương chiến cũng thúc đẩy ngành công nghệ nước này tìm cách tự bảo vệ mình khỏi các biện pháp trừng phạt. Theo chủ trương "tự cung tự cấp", Trung Quốc đã ít phụ thuộc hơn vào công nghệ nước ngoài. Họ đã chuẩn bị tốt để ứng phó với những thay đổi trong môi trường thương mại.

"Mỹ đã giảm tốc độ phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn, nhưng các lĩnh vực khác, như robot, thì không. Họ có thể lấy mọi thứ họ cần từ trong nước", ông Robert D. Atkinson, Chủ tịch Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin (Mỹ), cho biết.

Chính quyền Biden cũng đã cấm Trung Quốc tiếp cận chip AI tiên tiến từ Nvidia. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các công ty Trung Quốc đầu tư mạnh vào AI. Tính đến tháng 7, Trung Quốc đóng góp 36% trong 1.328 mô hình ngôn ngữ (LLM) trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ với 44%, theo dữ liệu từ Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc.

Việc Biden tăng các hạn chế về công nghệ đã làm tiêu tan hy vọng của doanh nghiệp Trung Quốc rằng ông sẽ nhẹ nhàng hơn so với người tiền nhiệm. Vì vậy, lần này, các công ty công nghệ đã quyết định không dự đoán.

"Chúng tôi đang trong thời kỳ bình thường mới rồi. Khi không biết điều gì có thể xảy ra tiếp theo, chúng tôi chỉ có thể tiếp tục tiến lên, với tốc độ nhanh nhất có thể", lãnh đạo một hãng công nghệ lớn tại Trung Quốc cho biết./. 

Nguồn tham khảo: VnExpress