Tính đến 30/6/2025, dư nợ margin của MBS đạt mức 12.633,5 tỷ đồng, tăng gần 25% so với đầu năm và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.

CTCP Chứng khoán MB (Mã CK: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với doanh thu hoạt động đạt 792,3 tỷ đồng, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm mạnh gần 50% từ 341 tỷ đồng xuống còn 172,8 tỷ đồng; lãi từ các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) cũng giảm từ 33,1 tỷ đồng xuống còn 20,9 tỷ đồng.
Ở hướng ngược lại, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán trong quý 2 của doanh nghiệp tăng 6,5% lên mức 191,9 tỷ đồng. Tương tự, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) cùng lãi từ các khoản cho vay và phải thu lần lượt tăng lên mức 76,1 tỷ đồng và 308,8 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động lao dốc, chi phí hoạt động trong kỳ của MBS cũng giảm mạnh gần 36% xuống còn 282,1 tỷ đồng.
Kết quả, doanh nghiệp ghi nhận lợi trước thuế đạt 272,5 tỷ đồng, tăng nhẹ 1 % so với quý 2/2025. Khấu trừ chi phí, MBS báo lãi sau thuế 221 tỷ đồng, tăng 1,9%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty chứng khoán nhà MBBank ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 1.461 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, chi phí tiết giảm tốt giúp lợi nhuận trước thuế tăng 22% lên 611,4 tỷ đồng.
Năm 2025, công ty lên mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.370 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, MBS đã hoàn thành 43,3% kế hoạch doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tại ngày 30/6/2025, tổng tài sản của MBS đạt mức 25.551,3 tỷ đồng, tăng 15,4% so với đầu năm. Trong đó, khoản mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) có giá trị thị trường 3.108,8 tỷ đồng, chủ yếu là khoản trái phiếu niêm yết (480 tỷ đồng), giấy tờ có giá khác (1.560,7 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ (56,4 tỷ đồng), trái phiếu (1.011,6 tỷ đồng).
Đáng chú ý, dư nợ margin của MBS đạt mức 12.633,5 tỷ đồng, tăng gần 25% so với đầu năm và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động./.