Thứ ba, 06/12/2022, 20:51

Logistics xanh là gì? Chiến lược logistics xanh bền vững

Diễn đàn Logistics Việt Nam (VLF) được Bộ Công Thương tổ chức hàng năm từ năm 2013 đến nay. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức trong 02 ngày 25-26/11/2022 tại thành phố Hải Phòng với chủ đề "Lo

Diễn đàn Logistics Việt Nam (VLF) được Bộ Công Thương tổ chức hàng năm từ năm 2013 đến nay. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức trong 02 ngày 25-26/11/2022 tại thành phố Hải Phòng với chủ đề "Logistics xanh". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đã tham dự và chỉ đạo tại Diễn đàn.

Logistics phát triển  ngày càng tạo điều kiện cho quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên những tác động của hoạt động logistics đến môi trường là như thế nào?  Xu hướng logistics xanh là gì? Các vấn đề liên quan đến chiến lược logistics xanh bền vững sẽ được hình thành như thế nào khi logistics là ngành tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thái lớn nhất?

I. Logistics xanh là gì?

logisticsxanh1.jpg

Mô tả các hoạt động nhằm tính toán và giảm thiểu tác động sinh thái của hoạt động logistics

Logistics xanh (còn được gọi là Green logistics) là một khái niệm mô tả các hoạt động nhằm tính toán và giảm thiểu tác động sinh thái, môi trường của các hoạt động logistics.
Có thể hiểu đơn giản là giảm thiểu chất thải, sử dụng các thiết bị tối tân, hiện đại nhất, áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ mới, vật liệu mới, phương thức mới để giảm thiểu ô nhiễm gây ra cho môi trường nói chung như không khí, tiếng ồn, v.v.
Logistics xanh bao gồm tất cả các giao dịch trước và sau sản phẩm. Thông tin và dịch vụ giữa điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu dùng. ( tức là từ nguyên liệu cho tới thành phẩm cũng như logistics thu hồi…)
Mục tiêu của logistics xạnh là tạo ra giá trị bền vững cho các công ty đồng thời cân bằng hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, xu hướng này còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP-26 (tháng 11 năm 2021), Thủ tướng Chính phủ đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu rất quan trọng, đòi hỏi tính trách nhiệm và sự tham gia mạnh mẽ của các ngành, trong đó có logistics.
Việc cụ thể hoá khái niệm và các tiêu chí liên quan đến logistics xanh sẽ là tiền đề xây dựng một quy chuẩn mới nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội chung, nhất là tăng cường hơn nữa sự đóng góp và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Vì thế nâng cao nhận thức nói chung về thực hiện logistics xanh trong môi trường doanh nghiệp và xã hội đang là những công việc cấp thiết.

II. Lợi ích của Logistics Xanh

 Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội nói chung. Trong đó, Logistics xanh còn đem đến lợi ích cho các tổ chức vận hành theo các tiêu chí đó.  Đặc biệt trong việc quản lý Logistics. Điều này góp phần tăng hiệu quả  quản lý sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (khách hàng). Đóng góp một phần vai trò giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn tác hại đến môi trường. Tiêu biểu là các tiêu chí như sau:
 

a. Giúp giảm thiểu khí thải CO2

Theo các báo cáo về môi trường mới nhất thì tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng và phức tạp dẫn đến những vấn đề lớn về biến đổi khí hậu, trong đó các hoạt động liên quan đến logistics “đóng góp không nhỏ” vào nguyên nhân đó. Trong đó,theo đo lường và tình toán thì khí thải CO2 tăng cao chiếm đến 8% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới và tại Việt nam cũng không hề nhỏ. Việc triển khai Logistics  xanh là góp phần cho việc giảmô nhiễm môi trường và giảm tiêu thụ nguyên vật liệu.Thêm vào đó, Logistics xanh còn tăng cường tuân thủ luật môi trường, điều chỉnh lại tài nguyên thiên nhiên để sản xuất các loại hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nhờ các hoạt động về logistics xanh. Môi trường đã giảm ô nhiễm đáng kể. Đặc biệt giảm thiểu được khí CO2, duy trì được không khí sạch và trong lành một cách có hiệu quả. Các quy định cũng như cam kết mới dựa trên việc áp dụng công nghệ mới tiên tiến bước đầu cho kết quả nhất định nhưng vẫn cần đẩy mạnh sao cho tương ứng phát thải ròng bằng Không mới có thể cải thiện được môi trường chung toàn cầu.

b. Tiết kiệm chi phí

Khi thực hiện logistics xanh sẽ giúp giảm thiểu một lượng chi phí đáng kể. Điển hình là chi phí vận chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm từ các doanh nghiệp và công ty đến khách hàng. Bên cạnh đó, Logistics xanh còn làm giảm thiếu chi phí sản xuất và tiết kiệm năng lượng từ môi trường. Tận dụng công nghệ và phương thức, điều chỉnh hành vi, tiết kiệm, nguồn năng lượng thay thế đang được thúc đẩy , vưà tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt các hiệu quả mong muốn, giảm trừ thêm được các tác nhân gây xả thải có hại. Đó là nhờ có hệ thống trung tâm logistics hợp lý hiệu quả, kết nối khiến tối đa hóa chu trình vận chuyển và tận dụng mạng lưới rộng rãi, hiệu quả sử dụng thiết bị cao, giảm thiểu các loại rác thải, ứng dụng vật liệu mới, tuần hoàn, tái sử dụng cao, và ít tiêu hao.

c. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Áp dụng logistics xanh góp phần  đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian càng ngắn càng tốt và dùng nhiều cách để bảo quản cẩn thận giảm thiệt hại, hao hụt, tổn thất. Ngoài ra, Logistics xanh đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hoạt động hiệu quả. Nó đòi hỏi mức tiêu hao thấp hơn cho một sản phẩm trong chu trình nên càng hiệu qủa.
Logistics xanh còn tối ưu hóa các chuỗi cung ứng. Điều này được hiểu bằng việc xây dựng các trung tâm để xử lý các sản phẩm cần thu hồi thiết kế hệ thống tối ưu hơn nữa. Từ người tiêu dùng, các nhà bán lẻ, nhà phân phối để tái chế các sản phẩm cũ vàphục hồi được những giá trị cần thiết.
Việc các doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng Logistics xanh. Ngoài bảo vệ môi trường thì còn  bảo vệ được hình ảnh của mình trước khách hàng. Các khách hàng có ý thức hoặc một số quốc gia có quy định bắt buộc sẽ là điều kiện để tham gia thị trường, không thể dùng hệ thống dưới chuẩn.
 Sáng kiến của Logistics xanh được doanh nghiệp đưa vào áp dụng. Việc áp dụng để tìm ra các chuỗi cung ứng an toàn cho môi trường, giảm thiểu được năng lượng tiêu thụ trong quá trình vận chuyển, tái sử dụng, tái chế lại các vật liệu đóng gói bền vững.Nó không chỉ còn là khẩu hiệu mà đang được hiện thực hoá trong mọi hoạt động của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

d. Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh

Theo tổng cục thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I năm 2021 và 3,66% của quý I năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm 2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.”. Điều này minh chứng cho  ngành kinh tế tại Việt Nam đang ngày càng phát triển.
Điều này cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng, lượng khí thải CO2 ngày càng tăng, biến đổi khí hậu đang xấu dần. Do vậy, các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình logistics xanh nhằm giảm đi lượng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, khí CO2. Nhằm hướng đến các hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn năng lượng hợp lý hơn. Các hoạt động phục vụ cho logistics xanh như nghiên cứu công nghệ, sản phẩm mới, tối ưu hoá quy trình, phương thức vận hành làm cho các hoạt động kinh doanh phong phú và hiệu quả hơn.

II. Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam

Hiện chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 25% GDP, trong đó vận tải chiếm 50-60%. Và việc logistics góp phần  gây ô nhiễm thì nguyên nhân chủ yếu là do khí thải carbon và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa ở cả đường bộ đường biển và đường hàng không cũng như đường sắt.
Do lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ rất lớn nên việc phủ xanh trong dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đường bộ là cần thiết. Đồng thời tăng cường liên kết vận chuyển, điều độ tại các trung tâm phân phối thì điều này giảm thiểu sự dư thừa của chuỗi cung ứng và tối ưu hóa các nghiệp vụ kho vận. Điều đó có được do sử dụng các phương tiện vận tải lớn hơn, đường thủy, giảm áp lực lên vận tải đường bộ mà tiêu hao thấp .
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phát triển từng ngày. Thương mại nội địa càng mở rộng, nhu cầu logistics càng tăng, và sự phát triển của logistics xanh mang lại nhiều lợi ích hơn là cắt giảm thuế.
Tuy nhiên, các công ty logistics Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc xây dựng và áp dụng logistics xanh vẫn còn tương đối mới và gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, trong hệ thống khung pháp lý về tăng trưởng xanh trong hoạt động giao thông vận tải, Chính phủ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những chính sách, văn bản cụ thể phải kể đến như: Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của Bộ Giao thông vận tải. Cùng với đó là những dự án thiết thực với chính sách và cơ chế hỗ trợ cả trong ngắn hạn và dài hạn để đẩy mạnh sự phát triển logitics xanh như một phần của phát triển công nghiệp xanh, tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam

III. Mô hình hệ thống logistics xanh trong kinh tế

Hệ thống logistics xanh là sự tích hợp lớn các hệ thống con khác nhau, chúng kết nối và ràng buộc lần nhau. Tất cả hệ thống con trong mô hình đều có các vị trí và vai trò khác nhau, chúng luôn có sự tương tác với môi trường bên ngoài.

hethonglogisticsxanh.jpg

Sơ đồ hệ thống logistics xanh trong nền kinh tế

V. Giải pháp logistics xanh

Các giải pháp xây dựng hệ thống logistics xanh

1. Hệ thống thông tin logistics

Quản lý bao bì xanh: Thúc đẩy lĩnh vực sản xuất sử dụng các vật liệu đóng gói đơn giản nhất và dễ phân hủy nhất. Hợp lý hóa việc chấm dứt và đánh giá các chỉ số xanh bằng cách sản xuất và sử dụng bao bì sản phẩm của công ty.

Kiểm soát giao thông xanh: Đánh giá các hoạt động gây hư hỏng hàng hóa hoặc tác động đến môi trường trong quá trình vận chuyển. quản trị và tối ưu hoá ma trận vận chuyển và vận chuyển kết hợp, liên kết nhằm giảm lưu lượng vận chuyển, kết hợp đa phương thức…
Quản lý kho xanh: Theo dõi tất cả các yếu tố không phải là xanh trong kho nhằm hạn chế tối đa nguồn sinh ô nhiễm
Kiểm soát quy trình xanh: Giám sát từ sản xuất sản phẩm đến tiêu thụ cuối cùng theo các quy trình như đóng gói, phân đoạn và đo lường.
Kiểm soát tải và dỡ xanh: Theo dõi các hoạt động diễn ra trong quá trình vận chuyển, lưu kho, đóng gói hoặc di chuyển và chuyển hàng hóa.
Đánh giá Logistics xanh: Bốn khía cạnh của hệ thống logistics xanh: Hiệu quả môi trường, hiệu quả tài nguyên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật.
Hỗ trợ các quyết định quản lý hậu cần xanh: Thiết lập một mô hình logistics xanh phù hợp để cung cấp cho những người tham gia các quyết định và lựa chọn tối ưu hóa.

2. Hệ thống giao thông xanh hợp nhất

Hệ thống giao thông xanh tích hợp nhằm giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm, thúc đẩy sự hài hòa xã hội và tiết kiệm chi phí vận tải. Hệ thống được quản lý bằng AI và điều chỉnh hợp lý nhằm có tốc độ lưu thông tối đa..

Đối với nền kinh tế thị trường, các phương thức vận tải cạnh tranh cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng cho nền kinh tế quốc dân và đời sống hàng ngày, ưu tiên vận tải có lượng phát thải thấp.
Sự cạnh tranh quá mức giữa các phương thức vận tải có thể dẫn đến một lượng lớn lãng phí, chẳng hạn như trùng lặp và lãng phí tài nguyên. Vì vậy, chúng ta cần thiết lập một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xanh, hệ thống tích hợp và kết hợp ngang hàng nhằm chia sẻ tài nguyên, chống lãng phí .

3. Hệ điều hành và giám sát logistics

Quản lý các nguồn gây ô nhiễm theo luật định để điều chỉnh lượng khí thải từ các phương tiện lưu thông trên đường. Mục tiêu này đã được nhiều nước EU áp dụng với các tiêu chuẩn khắt khe và thực hiện theo lộ trình ngắn

Áp dụng thuế suất và các biện pháp hành chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành logistics gây ô nhiễm. Đây là hệ thống “hàng rào” giúp cho giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành đến môi trường.
Chúng tôi hỗ trợ việc xây dựng các trung tâm logistics để thúc đẩy sự hợp tác giữa các hoạt động của chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí và ô nhiễm.
Hoạt động giao thông, bãi đỗ xe dừng đỗ…

VI. Xu hướng logistics xanh

Hệ thống hậu cần thải ra khí thải carbon, chất thải nguy hại và độc hại ra môi trường hàng ngày.
Các doanh nghiệp chuỗi cung ứng hiện đại phải áp dụng các quy trình bảo vệ môi trường chung để giảm thiểu tác động sinh thái của các hoạt động logistics truyền thống.
Ngành kinh doanh logistics toàn cầu sẽ thay đổi chuỗi cung ứng sang hệ thống logistics xanh để bảo vệ môi trường và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hướng đến chuỗi cung ứng xanh
 
Nói tóm lại, logistics xanh đang là một chủ đề rất “hot” trong bối cảnh Việt nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của việc biến đổi khí hậu. Ngoài ra việc tăng trưởng nền kinh tế thuộc dạng tốp đầu thế giới đương nhiên có những hệ luỵ và tác động tiêu cực đến môi trường trong khi nhận thức xã hội, tư duy chủ quan cũng như đánh đổi lại là những trở ngại cho việc áp dụng những quy tắc xanh cho xây dựng một nền kinh tế xanh. Logistics với vai trò là ngành có lượng phát thải khá lớn nếu được xanh hoá sẽ có những lợi ích không nhỏ cho cả xã hội lẫn doanh nghiệp, tránh được những tổn hại đến môi trường mà mất thêm nhiều thời gian và chi phí mới có thể khắc phục được. Những tư duy mới tiến bộ và đảm bảo hài hoà bài toán phát triển và môi trường cần được đánh giá kỹ lưỡng để hoạt động logistics vừa đáp ứng nhu cầu nền kinh tế nhưng vẫn không chệch mục tiêu, không là nhân tố của phản phát triển.
Logistics xanh hay xanh hóa các hoạt động logistics đang được thực hiện trên toàn cầu nhờ vào nhận thức chung của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững. Các quốc gia đang nỗ lực thực hiện các giải pháp khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh mà áp dụng như nâng các mức tiêu chuẩn khí thải, cấm phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch, năng lượng mới và dùng điện và bộ tích điện trong vận chuyển, xanh hóa bao bì, tái sử dụng nguyên vật liệu và công cụ, thiết kế hệ thống chuỗi cung ứng tiết kiệm nhất, nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường cho các công ty logistics, hoàn thiện văn bản pháp luật và đưa ra các cam kết quốc tế giống như Việt nam cam kết về giảm mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 vì một môi trường sống tốt đẹp và một ngành logistics phát triển nhưng cũng “xanh”.

Phí Xuân Tuấn
Tags:
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-03-29 07:04

VN-INDEX 1,290.18 7.09 0.55%
HNX-INDEX 243.92 1.07 0.44%
UPCOM-INDEX 91.48 0.30 0.33%
VN30-INDEX 1,303.20 14.43 1.12%
HNX30-INDEX 538.30 2.61 0.49%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật