Nguyễn Khánh Linh Thứ Sáu, 25/10/2024, 11:34 (GMT+7)
Người theo dõi

Chi phí quản lý dự án là gì? Công thức xác định chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án (Project Management Expense) là một trong những hạng mục chi phí quan trọng nhằm tối ưu quá trình xây dựng các dự án bất động sản. Vậy chi phí quản lý dự án là gì và cách xác định nó ra sao?
Chi phí quản lý dự án là gì? Công thức xác định chi phí quản lý dự án

Khái niệm và vai trò của chi phí quản lý dự án (Project Management Expense) là gì?

Chi phí quản lí dự án (Project Management Expense) là gì?
Theo điểm (d) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án được hiểu là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa vào công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

Công thức xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng, chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA= N x (GXDtt + GTBtt)

Trong đó:

- N: định mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt;

- GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng;

- GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng.

Chi phí quản lý dự án bao gồm những nội dung gì?

Theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, trong một dự án, chi phí quản lý dự án sẽ được tính vào những nội dung sau:

- Những chi phí liên quan đến tiền lương cho các cán bộ ban quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động; các khoản trợ cấp, phụ cấp lương, tiền thưởng theo doanh thu; các khoản đóng góp (trích nộp phụ cấp cho bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);

- Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;

- Thanh toán các dịch vụ công cộng;

- Vật tư văn phòng phẩm;

- Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

- Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;

- Công tác phí;

- Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;

- Chi phí khác và chi phí dự phòng.

Vai trò của chi phí quản lý dự án

Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc:

+ Giám sát công tác khảo sát xây dựng;

+ Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

+ Lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựn

+ Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

+ Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

+ Xác định định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình cùng mức dự toán mới và điều chỉnh định mức dự toán cho công trình;

+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình

+ Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

+ Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

+ Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng;

+ Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Giám sát, đánh giá đầu tư;

+ Nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;

- Thực hiện các công việc:

+ Giám sát, đánh giá đầu tư;

+ Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng;

+ Xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Đừng quên theo dõi Cẩm nang nhà đất trên DFF.VN để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên