Người theo dõi

DPM "tím trần", tiến về đỉnh cũ tháng 9/2023

Thứ Hai, 3/6/2024, 14:08 (GMT+7) 3 phút đọc
Cổ phiếu DPM của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí bất ngờ tăng kịch trần trong phiên giao dịch sáng nay (31/5) với thanh khoản đột biến 

Thị trường chứng khoán thế giới khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần trước khi dữ liệu về PCE- Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân Mỹ tăng 0,2% trong tháng 4, tương đương dự đoán của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.

Mở cửa phiên sáng nay, VN-Index cũng ghi nhận sự tích cực khi bật tăng hơn 15 điểm, áp sát mốc 1.280 điểm. Sắc xanh lan tỏa đến đa số các nhóm ngành như Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, phân đạm-hóa chất…

Đáng chú ý, cổ phiếu DPM bật tăng kịch trần lên mức 38.500 đồng/cổ phiếu, thiết lập vùng giá cao nhất kể từ đầu năm 2024.

Cụ thể giá, DPM đã tăng 2.500 đồng lên mức 38.500 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản giao dịch đạt hơn 10,4 triệu cổ phiếu, gấp 3 lần mức trung bình 20 phiên và cao nhất hơn 1 năm trở lại đây.

Trước đó, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cũng đưa ra báo cáo khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DPM, giá mục tiêu 2024 là 42.000 đồng/cổ phiếu.

Theo BSC, luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7 khai mạc 20/05/2024 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (dự kiến tháng 08/2024) trong đó phân bón được đề xuất áp dụng mức thuế VAT 5%. 

Nhờ đó, phân bón nhập khẩu vào trong nước sẽ phải chịu thuế VAT 5% như phân bón nội địa; giá bán sẽ tùy thuộc vào cung cầu thị trường. DPM sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào, ước tính khoảng 500 tỷ VND mỗi năm từ đó giúp giảm giá thành đầu vào và tăng khả năng cạnh tranh.

BSC cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước trong quý 2 năm 2024 sẽ tiếp tục cải thiện và kéo theo giá ure tăng trở lại do 2 nguyên nhân. Thứ nhất nhu cầu chăm bón trong mùa vụ Hè Thu tại khu vực miền Trung và Đông Xuân tại khu vực phía Bắc (mùa vụ chính trong năm). Thứ 2, giá phân bón đã giảm về mức thấp trong bối cảnh giá gạo neo ở mức cao sẽ kích thích nhu cầu sản xuất của người dân kéo theo nhu cầu phân bón tăng.

Ngoài ra, DPM sở hữu cơ cấu tài chính lành mạnh, lượng tiền mặt lớn chiếm hơn 40% tổng tài sản đảm bảo khả năng duy trì mức tỷ suất cổ tức 6%.

Theo đội ngũ phân tích, DPM sở hữu bảng cân đối kế toàn lành mạnh không nợ vay với lượng tiền mặt dồi dào, số dư tiền & tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn luôn vượt mức 5,000 tỷ VND và chiếm hơn 40% tổng tài sản. Dòng tiền hoạt động kinh doanh vượt 700 tỷ VND/năm và cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn 2024F – 2025F nhờ lợi nhuận phục hồi. Với dòng tiền hoạt động kinh doanh dồi dào, BSC kỳ vọng DPM có thể duy trì được mức tỷ suất cổ tức đều đặn 2,000 VND/cp tương đương mức tỷ suất cổ tức 6%/năm. 

Kế hoạch kinh doanh năm 2024, DPM đã đặt mục tiêu kinh doanh khá thận trọng, với doanh thu dự kiến là 12.8 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 542 tỷ đồng (tăng 2% so với năm 2023).

Đối với kế hoạch sản lượng, công ty dự kiến bán 870,000 tấn ure và 143,100 tấn NPK. Về phân phối lợi nhuận, DPM dự định chi trả cổ tức tiền mặt 15% cho năm 2024.

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên