Đọc được một bài viết về kinh tế TQ mình xin viết vài dòng suy nghĩ

10:04 29/09/2024

Báo chí VN thường dịch các bài viết từ các báo của phương Tây nên mỗi khi nói về TQ ta luôn có cảm giác đất nc này đang rơi vào nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, tình hình rất bi đát, một cái nhìn rất thiên lệch.

Phương Tây liên tục nói về cái gọi là overcapacity (dư thừa năng lực sản xuất) của TQ, rằng TQ sản xuất dư thừa so với khả năng hấp thụ của thị trường, rằng TQ đang đẩy hàng giá rẻ tràn ngập thế giới gây ảnh hưởng kinh tế các quốc gia khác.

Cá nhân mình nghĩ trong cuộc cạnh tranh toàn cầu chẳng có cái khái niệm gì gọi là overcapacity cả. Một doanh nghiệp khi sản xuất dư thừa mà ko bán được hàng sẽ phải nhanh chóng thu hẹp quy mô. Chẳng ai sx dư thừa làm gì, nên khái niệm này ko chính xác.

Còn nếu nói rằng CP TQ tài trợ cho các doanh nghiệp để sx dư thừa thì lại càng ko đúng. CP TQ chỉ tài trợ để các cty này tăng sức cạnh tranh. Còn "dư thừa" có nghĩa là không bán được hàng mới gọi là "thừa", còn nếu vẫn bán đc thì ko thể gọi như vậy.

Thêm nữa trong hàng trăm năm của thế kỷ 18, 19, 20 các nước châu Âu và Mỹ đều đặt những hàng rào thuế quan ngặt nghèo cũng như trợ cấp mạnh tay cho doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh quốc tế. Chỉ khi họ đã thực sự nắm giữ lợi thế vượt trội (nửa sau thế kỷ 20) họ mới mở ra cái gọi là tự do thương mại, toàn cầu hoá.

Những vũ khí ấy dập tắt hoàn toàn khả năng học hỏi, tự phát triển công nghệ của các nước đi sau.

Thử hỏi liệu chúng ta có cần một chiếc iPhone đời mới với cấu hình cực khủng hay không? Hay một chiếc điện thoại cấu hình thấp (ram 512mb, chip 1 lõi...) ,vẫn đủ đáp ứng nhu cầu?

Vậy nhưng các nc đi sau không có cơ hội đó. Họ hoàn toàn có thể sx những sp cùng loại thấp cấp hơn (vì đi sau về công nghệ). Nhưng với tự do thương mại, toàn cầu hoá, sẽ chẳng ai mua sp của họ, thậm chí là chính người dân ở nc đó. Những bậc thang để leo lên chiếc thang phát triển đã bị chặt bỏ. Các nc này sẽ mãi chỉ dừng lại ở công nghệ thấp kém vì doanh nghiệp bị bóp chết ngay từ trong trứng nước.

TQ học đc bài học đó, họ quyết tâm ko để bị bóp nghẹt về công nghệ, quyết tâm leo lên chiếc thang. Sau nhiều năm tích lũy công nghệ từ chuyển giao bắt buộc, sau nhiều năm hỗ trợ doanh nghiệp sx, họ đã có thể tạo ra những sp phi thường, công nghệ chẳng hề thua kém phương Tây, còn giá thành thì rẻ bất ngờ.

Việc các nc phương Tây liên tục công kích TQ về overcapacity thực sự thể hiện sự yếu đuối và lo lắng về nền công nghiệp của TQ.

Song song với đó báo chí phương Tây cũng liên tục đả phá mô hình kinh tế với tỷ lệ tiết kiệm cao, ít mua sắm tiêu dùng để tập trung sx xuất khẩu của TQ. Họ cho rằng nền kinh tế với tỷ lệ tiêu dùng cao của họ mới là mô hình chuẩn.

Vậy nhưng hãy nhìn xem nền kinh tế của Âu Mỹ hiện nay, một nền kinh tế vay nợ để tiêu xài. Chính phủ vay nợ, người dân cũng vay nợ để mua sắm tiêu dùng tẹt ga trong khi liên tục đòi giảm giờ làm. Hãy thử hình dung hai gia đình. Một gia đình nghèo tiết kiệm và chăm chỉ làm việc. Còn một gia đình giàu có sẵn nhưng tiêu xài thả ga, con cái lại ko muốn lao động vất vả. Gia đình nào sẽ đi lên?

Dĩ nhiên nền kinh tế TQ ko phải ko có vấn đề, và mình cũng ko phải một người ủng hộ hay hâm mộ đường lối KT của họ. Vậy nhưng nên có một cái nhìn khách quan đa chiều. TQ là một nc giàu tham vọng và họ tìm mọi cách để đạt được mục đích của họ.

Cuộc đấu giữa Mỹ và TQ sẽ còn gay cấn và nhiều bất ngờ phía trc. Xin được mượn lời La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

"Hạ hồi phân giải"!