Doanh nghiệp lo trăm bề khi vào mùa cao điểm
Báo cáo mới đây, hầu hết các doanh nghiệp đều lạc quan với triển vọng kinh doanh trong năm 2024. Tuy nhiên, thị trường đến tháng 9 mới bắt đầu có những tín hiệu tốt hơn và mùa cao điểm kinh doanh tới trong quý 4 cũng là lúc doanh nghiệp tăng tốc để về đích.
Tính chung 11 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).
Thời điểm chuẩn bị cho cận Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng tăng cao cùng với hiệu quả từ những giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành dịch vụ và các ngành sản xuất trong nước.
Đặc biệt khi dịp cận Tết cổ truyền, các doanh nghiệp tăng tốc để kịp hàng phục vụ nhu cầu này và chuẩn bị sẵn hàng dự trữ trong kỳ nghỉ lễ để không gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đẩy mạnh nhập thêm nguyên vật liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
“Đợt nghỉ Tết thường kéo dài, kể cả trước và sau Tết có khi hơn 2 tuần, nhân công và vận hành đều hạn chế nên chúng tôi phải tăng tốc chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu liền mạch. Mức độ sản xuất giai đoạn này phải gấp hai gấp ba lần giai đoạn bình thường nên mọi thứ phải chuẩn bị từ nhập nguồn nguyên vật liệu cho đến các sắp xếp xuất hàng đi và thanh toán hàng hóa”, anh Minh Công – Chủ doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử tại Đồng Nai chia sẻ.
Chính vì vậy, nguồn vốn xoay vòng để tăng cường cho dự trữ cũng như những tính toán về tỷ giá thanh toán Quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động. Đó là nỗi lo chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm xuất nhập khẩu khi đường đua nước rút đã ngắn dần.
Tính toán về mức độ trữ hàng tồn kho đã mệt, sản xuất sao vừa phải tránh dư thừa, phân phối hàng hóa… các doanh nghiệp cung ứng hàng dịch vụ nhu yếu phẩm cuối năm cũng đầy trăn trở dù đây là nhóm tấp nập nhất trong giai đoạn cuối năm.
Thị trường này đã sôi động từ những tháng 9-10 và đến đoạn cao điểm nhất vào tháng cuối cùng của năm như hiện nay thì từ nguồn vốn đến việc thanh toán hàng hóa vào vụ càng phải trúng, phải kịp.
“Chúng tôi bắt đầu xoay vòng nguồn vốn và tích trữ phân phối hàng hóa đến các đầu mối theo các đơn đặt hàng đã có kế hoạch sẵn, đồng thời phải dự trù phát sinh cho đợt cao điểm này. Thông thường, nhu cầu thực tế sẽ tăng từ 10-20% so với đơn hàng sẵn, nhưng phải làm sao tiền xoay nhanh nhất, thanh toán phân phối kịp nhất”, Chị Kim Anh – doanh nghiệp phân phối tại chợ đầu mối Tân Bình TP. Hồ Chí Minh băn khoăn khi “bây giờ chúng tôi đã rất sợ với việc xoay vốn từ “tín dụng nhanh”, trả lãi xong là hết lời nổi”
Chủ động đẩy mạnh sản xuất, cung ứng hàng hóa của các đơn vị kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết. Các bài toán về tài chính vận hành và thanh toán cũng được các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương tính toán để có lợi nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Giải pháp tài chính giúp “tăng lực” cho sản xuất kinh doanh
Có lẽ đã gần như qua thời thiếu vốn và doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những giải pháp tài chính linh hoạt. Sự đồng hành của các ngân hàng đã thúc đẩy mạnh hơn những hoạt động sôi nổi của mùa kinh doanh cuối năm. Với “hậu phương” tài chính vững chắc, các doanh nghiệp, tiểu thương tự tin hơn trong việc chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, tích trữ nguyên vật liệu hàng hóa trong mùa cao điểm. Rõ ràng, đã có sự đồng hành - song hành rõ rệt của ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ trong việc cùng nhau về đích!
“Bây giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như chúng tôi cũng được ngân hàng tạo điều kiện về nhiều mặt cho hoạt động kinh doanh vực dậy. Từ những tháng đầu của quý 3 chúng tôi đã được Techcombank tư vấn giải pháp vay vốn nhanh gọn, với hạn mức phê duyệt trước để khi cần là có tiền mua hàng hóa và thanh toán chuyển khoản dễ dàng. Thêm vào đó, các ưu đãi về phí giao dịch cũng là lợi thế cực lớn của ngân hàng này dành cho doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi để có thêm lợi nhuận từ tiết kiệm chi phí” Anh Nguyễn Thanh – chủ doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Biên Hòa chia sẻ.
Thấu hiểu những vướng ngại của khách hàng là cách để các tổ chức tài chính có thể vào cuộc cùng sản xuất kinh doanh. “Việc “đầu tiên” với chúng tôi, hơi vui một chút là “tiền đâu” và tiền phải kịp thời điểm thì mới phát huy tác dụng của mình”, doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo chia sẻ thêm về nguồn tiền xoay vòng cho cuối năm.
“Chúng tôi được chia sẻ từ những đánh giá về thị trường vĩ mô quốc tế và trong nước để có những nhận định phù hợp cho mùa vụ kinh doanh, việc phê duyệt trước nguồn vốn để sẵn sàng sử dụng là cách hay để chúng tôi cần là có vốn ngay”, đây là cách được Techcombank tiên phong với những giải pháp phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ vốn hạn chế về tài sản đảm bảo cũng như các yêu cầu vay vốn khác. Ngân hàng này cũng đã xây dựng những giải pháp toàn diện để đồng hành được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như: hỗ trợ các gói vay thế chấp & tín chấp, miễn phí chuyển tiền quốc tế, ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ lên tới 130 điểm.
“Với tầm nhìn “chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống, Techcombank không ngừng đầu tư mạnh mẽ cho dữ liệu- số hóa – nhân tài để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp. Với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ những giải pháp ngân hàng số hoàn toàn miễn phí cho đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn, chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một mùa kinh doanh vượt trội; đồng thời cũng chuẩn bị một nền tảng tài chính vững chắc cho năm 2025 cận kề gặt hái thêm nhiều thành công”, lãnh đạo Techcombank chia sẻ thêm.