Bùi Ngọc Thảo Thứ Hai, 11/11/2024, 17:26 (GMT+7)
Người theo dõi

Đất ở đô thị là gì? Những điều cần biết về đất ở đô thị

Đất ở đô thị là một phần của đất đai quốc gia được phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường quy mô kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và thu hút đầu tư, thúc đẩy sự đô thị hóa trong tương lai. Vậy đất đô thị là gì và nó được phân loại ra sao? Hãy cùng DFF.VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đất ở đô thị là gì? Những điều cần biết về đất ở đô thị

Đất ở đô thị là gì? Những điều cần biết về đất ở đô thị

Đất ở đô thị là gì?

Theo Điều 196 Luật Đất đai 2024, “Đất ở tại đô thị” là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực đô thị.

Đặc điểm của đất ở tại đô thị

Đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở và các mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực đô thị.

Đất ở tại đô thị bao gồm:

- Đất để xây dựng nhà ở: bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở thương mại...

- Đất nhằm mục đích khác phục vụ cho đời sống: bao gồm xây dựng trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí...

Hạn mức đất ở đô thị được quy định như thế nào?

Theo Điều 196 Luật Đất đai 2024 về phân loại đất như sau:

1. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại đô thị.

2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

3. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn, pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thời hạn sử dụng đất đô thị

Loại đất này có thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài theo quy định tại điều 125, luật Đất Đai 2013. Đây thuộc nhóm đất ở, khác với đất thương mại dịch vụ sở hữu 50 – 70 năm.

Cụ thể, trong các trường hợp sau thì cá nhân, hộ gia đình có thể sử dụng được đất lâu dài ổn định:

+ Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

+ Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

+ Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

+ Đất tín ngưỡng;

+ Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

+ Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

Tính thuế sử dụng đất tại đô thị theo Luật Đất đai 2024

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở tại đô thị được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (đồng)

Trong đó:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá 1m2 đất x Thuế suất (%)

Lưu ý về thuế suất:

- Diện tích trong hạn mức: 0,03%.

- Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức: 0,07%.

- Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: 0,15%.

Đừng quên theo dõi Cẩm nang nhà đất  trên DFF.VN để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên