Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

Cuộc khủng hoảng "balance sheet" (bảng cân đối kế toán) tại Trung Quốc

22:04 25/09/2024

Trong balance sheet có Nợ và Tài sản. Vậy nên khi Tài sản đột ngột sụt giảm thì sẽ dẫn đến mất cân đối trong balance sheet.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay tại Trung Quốc.

Khi mà phần lớn tài sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình ở Trung Quốc là bất động sản (BĐS) cũng như tài sản thế chấp trong các ngân hàng hầu hết cũng là BĐS, thì khi mà giá BĐS sụt giảm sẽ dẫn đến khủng hoảng balance sheet ngay tức thì.

Khi này các doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào xử lý nợ, giảm nợ, bán tài sản chứ không mặn mà vay vốn phát triển thêm.

Người dân cũng cân đối lại chi tiêu khi mà tài sản sụt giảm trong khi các khoản nợ "vẫn như cũ".

Cuộc khủng hoảng này đến từ quyết tâm rất cao của Trung Quốc trong việc lành mạnh hoá và hạ tỷ lệ đòn bẩy của nền kinh tế. Khi mà trong nhiều năm giá BĐS đã bị đầu cơ quá đà, trở nên quá xa với đối với đại đa số người dân.

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã từng phát biểu: "Nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ"

Vậy nhưng ngay tức thì cuộc khủng hoảng balance sheet này đã đẩy Trung Quốc vào vô vàn khó khăn. Khi mà doanh nghiệp thu hẹp, người dân mất việc, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ lên mức cao kỷ lục... thì Trung Quốc cũng đã buộc phải quay xe.

Tạm hoãn bàn về việc quay xe, chúng ta cùng xem cuộc khủng hoảng balance sheet này sẽ có thể xử lý ntn.

Khi mà tài sản sụt giảm, phần nợ vẫn như cũ sẽ phải cân đối lại, sẽ tạo ra các khoản nợ xấu không thể thu hồi. Nền kinh tế sẽ bị mất mát do tổng tài sản sụt giảm. Nhưng hầu hết các khoản nợ của Trung Quốc là vay nợ trong nước, vậy nên sẽ chỉ là câu chuyện chia nhau nội bộ, ai sẽ là người chịu thiệt, chịu mất mát hơn trong cuộc "bể dâu" này.

Những thành phần nào sẽ chia nhau "khoản lỗ" này?

- Chủ doanh nghiệp

- Ngân hàng

- Người dân

Ban đầu Trung Quốc quyết bắt các ông chủ DN và NH phải gánh chịu hậu quả của việc đầu cơ quá đà này. Vì thật ra họ là những người được hưởng lợi lớn nhất trong những năm bđs dậy sóng trước đó.

Vậy nhưng phương án này đã không phát huy hiệu quả, khi tầng lớp này phản kháng bằng việc dừng đầu tư, dừng mở rộng, cũng như chạy ra nước ngoài.

Có một phương án khác đó là tiếp tục cho giá nhà phi lên, đẩy cục nợ dần dần từ NH và DN sang người dân, chủ yếu là tầng lớp trung lưu thông qua giá nhà dâng cao để bù lỗ cho các khoản nợ xấu kếch xù. Trong phương án này người bị "chia lỗ" nhiều nhất lại là người dân.

Và có lẽ Trung Quốc cũng đã buộc phải lựa chọn phương án này. Tiếp tục kích cầu thị trường bđs để vực dậy nền kinh tế.

Một liều thuốc rất Tây, chữa bệnh ngắn hạn rất hiệu quả, nhưng dài hạn căn bệnh ntn sẽ cần thời gian để trả lời.