Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

Cuộc chơi của các CTCK mới chỉ bắt đầu, nhiều cái tên tham vọng vào Top 10 thị phần môi giới

08:53 25/04/2024

Trong 4 năm trở lại đây, thị trường chứng khoán bùng nổ trở thành một kênh đầu tư tiềm năng và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến những con số kỷ lục về lượng tài khoản mở mới. Năm 2021 có hơn 1,5 triệu tài khoản mở mới lớn gấp 1,5 lần lũy kế tài khoản mở mới trong 4 năm từ 2017-2020.

Đi kèm với sự thăng hoa của thị trường chính là sự canh tranh khốc liệt của các công ty chứng khoán. Thị phần môi giới chứng kiến nhiều sự bứt phá ngoạn mục của những cái tên như VPS, TCBS vươn lên chiếm lĩnh Top 5 thị phần.

Chứng khoán thăng hoa thì cho vay ký quỹ chính là mảnh đất cực kỳ “màu mỡ “ mà không một ai muốn bỏ qua. Hai yếu tố luôn đi song hành với cho vay margin đó là năng lực tài chính dồi dào và thị phần môi giới.

Dư nợ cho vay margin của các CTCK đến hết năm 2023


Thứ nhất soi hoạt động cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán có thị phần môi giới top đầu thì đều có dư nợ margin rất lớn. VPS dư nợ margin hơn 11,000 tỷ, SSI cho vay hơn 15,000 tỷ và dư nợ ký quỹ của VND là hơn 10,000 tỷ. Vì thế thị phần môi giới chiếm vai trò rất quan trọng để có thể nới được thị phần cho vay ký quỹ.

Thị phần môi giới hứa hẹn trong tương lai sẽ cho thấy sự canh tranh rất gay gắt. Tham vọng của các CTCK rất rõ ràng và không một ai muốn đứng ngoài cuộc chơi. Ngoài những cái tên như VPS, SSI, VND… luôn chiếm lĩnh thị phần cao thì những cái tên khác là SHS, DNSE cũng tỏ rõ tham vọng muốn được góp mặt trong Top 10.

Top 10 thị phần môi giới trên sàn HOSE tính đến hết quý 1/2024


Thứ hai phải nói đến năng lực tài chính. Muốn cho vay được nhiều thì tài chính phải mạnh, nguồn vốn phải dồi dào. Cuối năm 2023 các công ty chứng khoán liên tục lên kế hoạch tăng vốn. Không chỉ những cái tên lớn mà những CTCK có quy mô nhỏ như chứng khoán ngân hàng Liên Việt, chứng khoán Việt cũng lên kế hoạch tằn vốn lên gấp nhiều lần.

Chứng khoán ngân hàng Liên Việt lên kế hoạch tăng vốn 16 lần từ 250 tỷ lên 3888 tỷ và dự định dành 3000 tỷ cho vay Margin. Chứng khoán VNDirect lên kế hoạch phát hành 600 triệu cổ phiếu. Trong đó sẽ dành toàn bộ tiền thu được từ phát hành 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để cho hoạt động cho vay ký quỹ và nâng cao năng lực kinh doanh nguồn vốn cộng thêm 20% tiền thu được từ phát hành riêng lẻ 243,5 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp để bổ sung vào hoạt động cho vay. Điều này đã cho thấy rõ tham vọng của các CTCK và trong tương lai cuộc cạnh tranh thị phần sẽ khắc nghiệt như thế nào.

Một yếu tố nữa để cuộc cạnh tranh thêm phần sôi động đó chính là việc áp dụng hệ thông KRX. Hệ thống KRX nếu được áp dụng có thể xem như một bước tiến vượt bậc của thị trường chứng khoán. Rút ngắn thời gian giao dịch về T+0 sẽ giúp các nhà đầu tư giao dịch liên tục trong ngày. Thanh khoản sẽ quay trở lại những phiên tỷ USD. Đây chính là điều mà các CTCK luôn mong chờ và không CTCK nào có thể bỏ lỡ cơ hội này,