Gia Khánh 23 giờ trước
Người theo dõi

Crypto ngày 9/7: Ethereum hút vốn tổ chức 11 tuần liên tiếp, Solana gặp sóng gió từ "phe short"

Bitcoin vẫn trụ vững trên mốc 100.000 USD suốt 2 tháng qua, bất chấp sức ép từ thị trường phái sinh. Các top coin như Solana, và Ethereum nhích nhẹ từ 2-3% trong 24 giờ qua. Thị trường đi ngang, chờ tín hiệu xác lập đợt tăng trưởng mới. 

Dưới đây là những diễn biến đáng chú ý:

Thị trường crypto ngày 9/7 (Nguồn: CoinGecko)

📌 Tổng quan thị trường crypto

Bitcoin (BTC): Sau khi vượt mốc tâm lý 100.000 USD vào ngày 8/5, giá Bitcoin chưa từng đóng cửa dưới mức này. Dù có nhịp điều chỉnh nhẹ về 98.300 USD ngày 22/6, BTC vẫn giữ vị trí gần đỉnh cũ 111.800 USD.

Dữ liệu từ CryptoQuant chỉ ra rằng thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy mạnh khi dòng tiền rút khỏi sàn giao dịch chiếm ưu thế rõ rệt. Tỷ lệ outflow/inflow đạt 0,9 – tức số BTC rút khỏi sàn vượt quá số BTC nạp vào đạt mức thấp nhất kể từ năm 2022, cho thấy tâm lý tích lũy và niềm tin dài hạn đang trở lại.

Bất chấp áp lực bán khống mạnh mẽ trên thị trường phái sinh Binance, giá BTC vẫn duy trì trong biên độ 100.000 – 110.000 USD. Trong khi đó, gần 19.400 BTC đã được chuyển vào ví của các tổ chức lớn, cho thấy hoạt động tái định vị chiến lược của các nhà đầu tư dài hạn.

Ethereum (ETH): ETH đang được các quỹ ETP gom mạnh, với 11 tuần liên tiếp hút vốn và 225 triệu USD đổ vào riêng tuần qua, theo CoinShares. Đây là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư tổ chức vẫn kỳ vọng vào đà tăng của ETH, dù giá đang mắc kẹt quanh vùng 2.500 – 2.600 USD.

Solana (SOL): Solana  đang gặp áp lực khi funding rate hợp đồng tương lai chuyển sang âm – dấu hiệu phe short đang thắng thế và nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng giá vượt mốc 180 USD.

Dù vậy, xét về các yếu tố nội tại, Solana vẫn là đối thủ đáng gờm. Trong Q2/2025, dự án ghi nhận doanh thu 271,8 triệu USD, vượt Tron 64% và gấp đôi Ethereum. Hoạt động DApp cũng sôi động với 460 triệu USD phí giao dịch trong 30 ngày.

📌 Cập nhật dòng vốn ETF:

ETF Bitcoin: Dòng vốn vào ròng đạt 216,2 triệu USD trong ngày 8/7. Quỹ IBIT của BlackRock dẫn đầu với 164,3 triệu USD, theo sau là các quỹ như FBTC (Fidelity, 61,5 triệu USD) và GBTC (Grayscale, 25,1 triệu USD).

ETF Ethereum: Thu về 62,1 triệu USD trong ngày 8/7, tăng nhẹ so với mức 45,06 triệu USD ngày 3/7. 

ETF Solana: Dòng vốn vào đạt 8,8 triệu USD. Đề xuất ETF Solana của Fidelity bị SEC yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ, làm giảm kỳ vọng phê duyệt trong ngắn hạn.

📌 Các sự kiện nổi bật

🔸Truth Social của Trump Media đã nộp hồ sơ S-1 lên SEC để ra mắt quỹ ETF tập trung vào các đồng coin blue-chip như BTC, ETH, SOL, XRP, và CRO.

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) xác nhận đã nhận hồ sơ, bắt đầu quá trình xem xét kéo dài tối đa 240 ngày. Động thái này được xem là tín hiệu tích cực cho việc hợp pháp hóa và thu hút dòng vốn tổ chức vào crypto.

🔸Dòng vốn đầu tư mạo hiểm tăng mạnh: Trong quý 2/2025, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực crypto và blockchain đạt 10,03 tỷ USD, cao nhất kể từ quý 1/2022. Riêng tháng 6 chiếm 5,14 tỷ USD, với các thương vụ lớn như: 

- Quỹ Strive của Vivek Ramaswamy huy động 750 triệu USD.

- 21 Capital ra mắt với 585 triệu USD để mua Bitcoin.

🔸Coinbase dẫn đầu chiến dịch vận động hành lang, thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua dự luật crypto “CLARITY”

Tại Mỹ, sàn giao dịch Coinbase đang nỗ lực thúc đẩy luật hóa ngành crypto khi vận động Quốc hội thông qua dự luật CLARITY (Digital Asset Market Clarity Act) trong phiên họp tới.

Trong bức thư gửi ngày 1/7, tổ chức vận động Stand With Crypto – cánh tay nối dài của Coinbase – cùng 65 công ty và tổ chức trong ngành crypto đã ký tên kêu gọi các Hạ nghị sĩ thông qua dự luật mang tính bước ngoặt này.

CLARITY Act nhằm làm rõ ranh giới giữa hai cơ quan quản lý: Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Theo đó, phần lớn quyền giám sát crypto sẽ thuộc về CFTC, còn SEC chỉ quản lý các sản phẩm được coi là chứng khoán liên quan đến crypto.

🔸CEO công ty Nhật nhận lương hoàn toàn bằng Bitcoin

Ông Takashi Tashiro - tân CEO của công ty năng lượng Remixpoint (trụ sở tại Tokyo) -  sẽ nhận toàn bộ lương bằng BTC, như một phần trong chiến lược quản trị “đồng hành cùng cổ đông”.

Cụ thể, công ty sẽ tính toán lương và thuế bằng yên Nhật, sau đó mua lượng Bitcoin tương đương và chuyển trực tiếp về ví cá nhân do CEO chỉ định. Remixpoint nhấn mạnh rằng việc này vẫn tuân thủ quy định trong Luật Doanh nghiệp Nhật Bản và quy tắc thuế hiện hành.

Ông Tashiro chính thức nhậm chức vào tháng 6 vừa qua và ngay lập tức khẳng định sẽ đặt Bitcoin làm “trung tâm chiến lược tài chính” của Remixpoint. Công ty đang chuyển hướng sang mô hình quản lý kho bạc tập trung vào tài sản kỹ thuật số.

🔸Metaplanet tham vọng mua cả ngân hàng bằng Bitcoin

Metaplanet – đang tăng tốc trong cuộc đua Bitcoin với tham vọng dùng BTC làm tài sản thế chấp để thâu tóm doanh nghiệp, thậm chí là ngân hàng số tại Nhật.

Vốn là công ty điều hành khách sạn, Metaplanet đã bắt đầu gom BTC từ năm 2024 như một cách phòng ngừa lạm phát. Hiện họ đang nắm giữ 15.555 BTC và đặt mục tiêu chạm mốc 210.000 BTC vào năm 2027 – tương đương 1% tổng nguồn cung Bitcoin toàn cầu.

Chia sẻ
Báo cáo
Gia Khánh Người dùng
Vĩ mô Chủ đề
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên