Người theo dõi

Cho vay margin vượt 225.000 tỷ đồng, điều gì đang diễn ra?

Thứ Hai, 22/7/2024, 11:19 (GMT+7) 3 phút đọc
Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm.

Kết thúc quý II, TCBS là công ty chứng khoán có dư nợ vay tăng mạnh nhất với mức tăng hơn 8.200 tỷ đồng so với quý trước. Tại thời điểm ngày 30/6, dư nợ cho vay của TCBS lên đến gần 25.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhóm các công ty chứng khoán.

Không chỉ có TCBS, nhiều CTCK cũng phá kỷ lục dư nợ cho vay của chính mình trong quý 2, có thể kể đến như HSC, MBS, ACBS, FPTS, KBSV,… 

CTCK.jpg

Xét trên toàn thị trường, có 6 CTCK ghi nhận dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ đồng. Trong số này chỉ có duy nhất VPS ghi nhận dư nợ thấp hơn so với thời điểm cuối quý 1. Ngoài TCBS, SSI là cái tên duy nhất có dư nợ cho vay trên 20.000 tỷ tại ngày 30/6 nhưng đây chưa phải con số cao nhất mà CTCK này từng đạt được.

Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang chứng kiến mức margin kỷ lục tại các công ty chứng khoán. Điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường cùng với nền kinh tế.

Lý do margin phá kỷ lục là vì thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển với quy mô và số lượng doanh nghiệp, cổ phiếu ngày càng tăng. Sự gia tăng này kéo theo mức margin tại các công ty chứng khoán cũng nở ra.

Ngoài ra, vốn của các công ty chứng  liên tục được nâng cao theo thời gian, giúp mở rộng năng lực và giới hạn margin. Một yếu tố khác đóng góp vào sự tăng margin là việc ngày càng nhiều doanh nghiệp cầm cố cổ phiếu để vay tiền, cũng được tính vào margin.

Mặc dù margin toàn thị trường đang ở mức cao kỷ lục, nhưng theo AzFin, điều này vẫn chưa đáng lo ngại. Dù margin cao nhưng tỷ lệ margin so với vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán hiện tại vẫn thấp.

Trong hai năm qua, quy mô vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán đã tăng mạnh, giúp tỷ lệ này duy trì ở mức khoảng 65-70% so với quý 1/2022. Thêm vào đó, dù nhiều ngành có định giá cao, toàn thị trường vẫn đang ở mức trung lập. Điều này có nghĩa là mặc dù margin cao, nó không đồng nghĩa với rủi ro lớn cho toàn thị trường./.

Chia sẻ
Báo cáo
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên