Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF Mạng xã hội kinh tế tài chính DFF

Chán trà sữa, dân Trung Quốc tiết kiệm chọn Mixue

15:56 14/08/2024

Không chỉ là xu hướng mới, điều này còn thể hiện người dân Trung Quốc đang chi tiêu tiết kiệm hơn.

Hè năm nay, món nước chanh của chuỗi đồ uống và kem Mixue đắt hàng ở Trung Quốc đang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn không phải vì ngon mà do rẻ hơn trà sữa.

Trên các mạng xã hội Trung Quốc, nhiều blogger suy đoán rằng nước chanh Mixue phổ biến phản ánh tâm lý tiêu dùng kém và xu hướng thắt chặt chi tiêu, chuyển từ hàng hóa, dịch vụ đắt tiền sang bình dân hơn.

Reuters đánh giá, người tiêu dùng thậm chí không mấy mặn mà với các chương trình khuyến mại, ưu đãi mà các nhãn hàng tung ra vì bất ổn việc làm, suy thoái nhà ở kéo dài. Doanh số bán ôtô, thành phần lớn nhất trong doanh số bán lẻ Trung Quốc, đã giảm tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 7, bất chấp chương trình thu cũ đổi mới quốc gia và các nới lỏng trong chính sách cho vay mua xe hơi.

Doanh số bán lẻ cả nước của Trung Quốc vẫn tăng vào tháng 6, ở mức 2%. Tuy nhiên, các thị trường trọng điểm lại đi xuống, với doanh số ở Bắc Kinh và Thượng Hải giảm lần lượt 6,3% và 9,4%. Lạm phát hàng tiêu dùng thiết yếu nước này tháng 7 gần như không đổi, phản ánh sức mua chững lại. Thậm chí, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 0,8% vào tháng 7 so với cùng kỳ 2023, cao hơn mức giảm dự kiến là 0,9%.

Trong khi đó, S&P Global nhận định rằng chi tiêu xa xỉ đạt mức vừa phải trong năm 2023 nhưng sẽ kếm khả quan hơn khá nhiều trong năm nay. Thay vì xách túi hiệu, giới trẻ Trung Quốc đang có trào lưu xách túi nhựa đựng trà sữa, theo Economist.

Hiện nay, tiêu dùng hộ gia đình chiếm khoản 39% GDP Trung Quốc. Cuối tháng 7, Trung Quốc công bố kế hoạch sử dụng 300 tỷ nhân dân tệ (khoảng 41,4 tỷ USD) từ trái phiếu chính phủ để kích thích nền kinh tế bằng cách tài trợ cho các chương trình thu cũ đổi mới các mặt hàng tiêu dùng như thiết bị gia dụng và xe cộ.

Khoảng một nửa số tiền - tương đương 150 tỷ nhân dân tệ (20,9 tỷ USD) - dùng trợ cấp từ 15-20% giá gốc cho các sản phẩm như xe năng lượng mới và đồ gia dụng, nhằm khuyến khích người tiêu dùng nâng cấp các sản phẩm hiện có. Tuy nhiên, giới phân tích không nhiều kỳ vọng vì số tiền này chỉ bằng 0,12% GDP.

Đầu tháng này, giới chức công bố kế hoạch 20 điểm, hỗ trợ tiêu dùng trong các lĩnh vực như chăm sóc trẻ em và người già, giáo dục, thể thao và du lịch. Nhưng các biện pháp tập trung vào việc phát triển thị trường dài hạn, chứ không phải là phát tiền trực tiếp cho hộ gia đình./.