"Giao dịch này phù hợp với chiến lược của tập đoàn là tập trung vào hoạt động kinh doanh ngân hàng tại Australia và New Zealand. Sau khi hoàn tất giao dịch, CBA giữ lại khoảng 5% cổ phiếu đang lưu hành tại VIB", thông cáo của CBA viết.
Còn theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), trong phiên 29/10, 300 triệu cổ phiếu VIB (tương đương 10% vốn điều lệ) đã được khối ngoại bán thỏa thuận cho nhà đầu tư trong nước. Các giao dịch này có tổng giá trị 5.400 tỷ đồng, tương ứng 18.000 đồng/cp.
Trước đó, trong phiên 24/9, CBA cũng bán thỏa thuận 148 triệu cổ phiếu VIB với mức giá trung bình 18.000 đồng/cp, thu về 160 triệu đô la Úc. Hậu giao dịch, định chế tài chính Úc giảm tỷ lệ sở hữu tại VIB xuống 14,77%, tương ứng 440,2 triệu cổ phiếu.
Như vậy, sau 2 đợt bán cổ phiếu, lượng cổ phiếu VIB mà CBA nắm giữ có thể đã giảm mạnh xuống còn 140,2 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,7% vốn điều lệ.
Nên biết, ý định thoái vốn của CBA khỏi nhà băng nhà băng gắn liền với tên tuổi của ông Đặng Khắc Vỹ đã được ‘leak’ nhẹ tại biên bản cuộc họp EGM 2024 hồi tháng 6.
Theo ghi nhận của CTCP Chứng khoán Vietcap tại đại hội này, ban lãnh đạo VIB nói chỉ biết đến mục tiêu của định chế tài chính Úc sau khi “NHNN trả lại văn bản chấp thuận thoái vốn”.
Kể từ đầu tháng 7/2024 đến nay, VIB đã khóa "room" ngoại ở mức 4,99%. Trước đó, tỷ lệ này được VIB giữ ở mức 20,5% và gần như luôn trong tình trạng kín room ngoại./.