Thứ tư, 26/06/2024, 09:50

Bức tranh ngành thép nửa cuối năm 2024: Phục hồi nhưng khó bứt phá

Ngành thép được dự báo sẽ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm 2024, nhưng sự phục hồi vẫn hạn chế khi đơn hàng chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn.

Giải ngân đầu tư công thúc tiếp tục được thúc đẩy

Trong nửa cuối năm 2024, một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đề ra là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công để kích hoạt dẫn dắt đầu tư tư nhân, thúc đẩy hợp tác công tư.

Ngành thép phụ thuộc nhiều vào các ngành xây dựng, đầu tư công vì phần lớn sản lượng thép tiêu thụ là thép xây dựng và các sản phẩm thép liên quan đến các công trình.

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đánh giá, việc đẩy mạnh đầu tư công và sự gia tăng nguồn vốn FDI là yếu tố quan trọng củng cố niềm tin đối với mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp.

Dù vậy, TPS cho rằng sự phục hồi của ngành thép vẫn hạn chế khi đơn hàng chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ hơn lại gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng.

Dự báo tiêu thụ thép ở mức vừa phải

SSI Research dự báo, tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2024 sẽ phục hồi hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013.

Lạc quan hơn, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tin rằng sản xuất thép sẽ tăng khoảng 7 - 8% giai đoạn 2024 - 2025 khi nhu cầu sử dụng của các ngành kinh tế trong nước hồi phục trở lại. Sản xuất thép thành phẩm giai đoạn 2024 - 2025 dự báo đạt 29 - 30 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ước đạt 21,5 - 22,5 triệu tấn.

Tuy nhiên, Chủ tịch VSA cho rằng ngành thép vẫn khó khăn trong dài hạn. Nguyên nhân là nguồn cung thép thế giới vẫn dư thừa, thị trường bất động sản chưa sôi động trở lại. Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh của các quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu thép.

Quyết định điều tra chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp lớn hưởng lợi 

Theo đánh giá, nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi Bộ Công Thương điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm thép tôn mạ đến từ nước ngoài.

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) là bên hưởng lợi lớn nhất. Điều này có được nhờ vào vị thế của HSG tại các thị trường tôn mạ và thép ống.

Nếu thuế chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc được áp dụng, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng sẽ chiếm ưu thế khi trở thành 1 trong những doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn nguồn cung.

Bên cạnh đó, giá HRC ổn định sẽ củng cố biên lợi nhuận của các nhà cung cấp thượng nguồn như HPG, đặc biệt trong bối cảnh “cú đấm thép” Dung Quất 2 sắp đi vào hoạt động./.

Xuân Bách
Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-07-06 05:25

VN-INDEX 1,283.04 3.15 0.25%
HNX-INDEX 242.31 0.43 0.18%
UPCOM-INDEX 98.26 0.00 0.00%
VN30-INDEX 1,316.18 5.55 0.42%
HNX30-INDEX 531.65 1.93 0.36%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-07-04

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25455 0%
EUR/VND 27522 0.2221%
CNY/VND 3502.2431 0.0316%
JPY/VND 157.8311 0.002655%
EUR/USD 1.0812 0.2411%
USD/JPY 161.28 -0.2536%
USD/CNY 7.2682 -0.0289%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật