Thứ Sáu, 19/4/2024, 8:45 (GMT+7)
Người theo dõi

AGM 2024 MBBank: Ước lãi 5.800 tỷ đồng Quý I, sắn sàng nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém

Lãnh đạo MBBank cho biết các khoản vay tại Novaland và Trung Nam không đáng ngại, ước lãi 5.800 tỷ đồng Quý I/2024 và đã sẵn sàng nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém.

Theo ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MBBank - tăng trưởng tín dụng của MBBank trong quý I/2024 đạt mức 0,23% - thấp hơn nhiều so với mọi năm.

Thông tin này được ông Thái cho biết tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (AGM 2024), của MBBank (Mã CK: MBB) diễn ra vào sáng nay (19/4). 

"Tín dụng tới thời điểm này tăng 0,23%, trong khi, ở thời điểm cuối quý I các năm trước, chỉ tiêu này thường tăng 5-6%", Chủ tịch MBBank chia sẻ, đồng thời cho biết đã dự  phòng kịch bản NIM giảm, nợ xấu tăng. Do đó, ngân hàng đặt mục tiêu an toàn 6-8%, phấn đấu đạt trên 10% tăng trưởng lợi nhuận. 

Hơn 2.000 cổ đông tham dự

Theo báo cáo thẩm tra tư cách cổ đông, tại thời điểm trước khi tiến hành biểu quyết, AGM 2024 MBBank có 2.283 cổ đông và người được ủy quyền tham dự, đại diện cho 3,79 tỷ cổ phần, chiếm 72,69% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của nhà băng này.

Đây có lẽ là kỳ đại hội có số lượng người tham gia đông nhất từ trước đến nay!

AGM 2024 của MBBank có rất đông các cổ đông và người đại diện ủy quyền tới dự. MBBank đã chuẩn bị tới 20 bàn tiếp đón cổ đông, làm các thủ tục check-in. Địa điểm tổ chức có sức chứa khoảng 2.000 chỗ ngồi.
AGM 2024 của MBBank có rất đông các cổ đông và người đại diện ủy quyền tới dự. MBBank đã chuẩn bị tới 20 bàn tiếp đón cổ đông, làm các thủ tục check-in. Địa điểm tổ chức có sức chứa khoảng 2.000 chỗ ngồi.

Các khoản vay tại Novaland và Trung Nam không đáng ngại

Theo CEO Phạm Như Ánh, tình hình kinh doanh của Novaland đã phục hồi và vấn đề lớn nhất của tập đoàn này là pháp lý.

“Dự kiến tới Quý II năm nay, các dự án lớn của Novaland sẽ được tháo gỡ vấn đề pháp lý”, ông Ánh nói. Lãnh đạo MBBank khẳng định ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo và dòng tiền của từng dự án nên các khoản vay của Novaland tại MBBank không đáng lo ngại.

CEO MBBank cũng nhấn mạnh: “Ngân hàng chưa có cam kết nào giải ngân 10.000 tỷ đồng cho Novaland”.

Đối với các dự án của Trung Nam Group, MBBank đang cho vay 3 dự án điện mặt trời. Các dự án này đều bị EVN chậm thanh toán từ 3-4 tháng. Tuy vậy, MBBank cũng quản lý chặt dòng tiền của từng dự án nên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ước lãi 5.800 tỷ đồng Quý I/2024

Theo ông Phạm Như Ánh, cuối tuần này hoặc đầu tuần tới MBBank sẽ công bố kết quả kinh doanh. “Dự kiến doanh thu tập đoàn đạt khoảng 12.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng”, ông nói.

Trong quý I/2023, MBBank báo lãi trước thuế ở mức 5.205 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 5.023 tỷ đồng.

Đã sẵn sàng nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém

Về chủ trương nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại, lãnh đạo MBBank thông tin ngân hàng đã trình đề án lên Chính phủ, kỳ vọng trong năm nay hoặc năm 2025 sẽ hoàn thành.

Chủ tịch MBBank Lưu Trung Thái cho biết: “Dự án đã trình và hoàn tất mọi thủ tục ở phía MBBank, chỉ chờ Chính phủ phê duyệt. Chúng tôi đã sẵn sàng với nhiệm vụ được giao”.

Chia cổ tức tỷ lệ 20%

Theo tài liệu đại hội, ban lãnh đạo MBBank trình cổ đông phương án dành 10.612,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để lại lũy kế để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu (tương ứng phát hành 795,9 triệu cổ phiếu mới).

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo MBBank cũng đề xuất tiếp tục thực hiện phương án chào bán 62 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đã được AGM 2023 thông qua và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận.

Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của MBBank sẽ tăng lên mức 61.642 tỷ đồng. Phần lớn số tiền thu về (6.867 tỷ đồng) sẽ được MBBank dùng để đầu tư, nâng cấp hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin, đầu tư trụ sở tại khu vực TP. HCM và các khu vực, địa bàn trọng điểm và đầu tư khác cần thiết cho việc phát triển hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.

MBB8.jpg

Với phương án tăng vốn điều lệ và sử dụng vốn nêu trên, ban lãnh đạo MBBank đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng trưởng 6-8% so với năm 2023, tương ứng với mức lợi nhuận dự kiến đạt 27.880 – 28.400 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo MBBank cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 13% trong năm 2024; huy động vốn tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng; tín dụng tăng trưởng 15-16%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu 9%; tỷ lệ trả cổ tức 10-20%.

Nhận chuyển giao một ngân hàng thương mại

Ngoài ra, ban lãnh đạo MBBank xin ý kiến cổ đông về việc tiếp tục triển khai một số nội dung khác đã được thông qua tại AGM 2023, trong đó có việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng thương mại đang bị kiểm soát đặc biệt.

Ban lãnh đạo MBBank cho biết, phương án chuyển giao bắt buộc sẽ được phê duyệt trong tháng 3-4/2024. Ngân hàng đã và đang triển khai một số giao dịch hợp tác, hỗ trợ ngân hàng thương mại mục tiêu theo định hướng chỉ đạo của NHNN, nhằm chuẩn bị cho việc nhận chuyển giao bắt buộc, có thể sẽ được thực hiện trong năm nay.

Hiện tại, có 5 ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Đông Á (DongABank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Trong đó, MBBank được tin rằng sẽ tiếp nhận OceanBank. Vietcombank được cho là sẽ tiếp nhận CBBank. Ngoài ra, còn có 2 nhà băng khác đã có kế hoạch nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng là VPBank và HDBank.

* "Nhà băng quốc dân" có lượng cổ đông ngang ngửa HPG, nhưng "tay to" nắm chưa tới 40% vốn điều lệ

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên