Thứ năm, 11/04/2024, 07:35

AGM 2024 HPG: Đã bán hết hàng tồn kho giá cao, quý I ước lãi 2.800 tỷ đồng, Dung Quất 2 có thể đem về 200.000 tỷ đồng doanh thu

Sáng nay (11/4), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 (AGM 2024).

Bà Bùi Thị Hải Vân, Trưởng Ban Kiểm soát Hòa Phát, công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu. Theo đó, tính đến 8h31, tổng số cổ đông tham dự đại hội đại diện cho 3,82 tỷ cổ phần, chiếm 65,74% cổ phần có quyền biểu quyết.

Chia sẻ tại đại hội, ông Trần Đình Long cho biết tính đến thời điểm chốt quyền cổ đông tham dự AGM 2024, Hòa Phát có trên 170.000 cổ đông, là công ty có số lượng cổ đông lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tính đại chúng của tập đoàn rất lớn, thể hệ sự tin tưởng của cổ đông vào ban lãnh đạo, ban điều hành của tập đoàn.

Lợi nhuận ròng quý I ước đạt 2.800 tỷ đồng, đã bán hết hàng tồn kho giá cao

Ông Trần Đình Long cho biết, trong quý I/2024, Hòa Phát đã mang về 31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 7 lần cùng kỳ. Ban điều hành Hòa Phát đã đẩy tương đối tồn kho giá cao. “Tồn kho của Hòa Phát chưa bao giờ thấp như bây giờ”, ông Long nói.

Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, trong thời gian tới, tập đoàn sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực để hoàn thành dự án Dung Quất 2, hoàn thiện mảng thép, đặc biệt là thép chất lượng cao như HRC.

Dự kiến cuối năm 2024, chậm nhất là quý I/2025, dự án Dung Quất 2 sẽ bắt đầu vận hành với công suất khoảng 2,7 – 2,8 triệu tấn thép HRC/năm.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Tổng giám đốc Hòa Phát – cho biết, dự án Dung Quất 2 có công suất khoảng 5,6 triệu tấn thép HRC/năm. Khi đi vào vận hành, doanh thu theo giá bán sẽ tăng thêm khoảng 70.000 tỷ đồng, kỳ vọng doanh thu toàn tập đoàn có thể đạt 200.000 tỷ đồng/năm.

"Điểm rơi lợi nhuận phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế. Nhưng tôi tin rằng khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng", ông Thắng nói.

Về vấn đề tỷ giá, ông Long cho hay, giá USD tăng luôn là vấn đề lớn với công ty. Riêng trong quý I/2024, Hòa Phát đã phải trích lập dự phòng 200 tỷ đồng.

Hòa Phát vay rất ít, đóng góp ngân sách bằng một tỉnh Việt Nam

Theo Chủ tịch Hòa Phát, tập đoàn này có 30.000 cán bộ nhân viên, đóng góp ngân sách từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương một tỉnh xếp hạng 20-25 tại Việt Nam. Riêng trong quý I/2024, tập đoàn này đã nộp ngân sách nhà nước trên 4.000 tỷ đồng.

Ông Long khẳng định, trong ngắn hạn, từ 5-10 năm, Hòa Phát chưa có ý định phát triển các mảng kinh doanh mới, đồng thời không sang nhượng bất kỳ mảng kinh doanh nào cho đơn khác, bởi yếu tố an sinh xã hội.

Trước mắt, Hòa Phát sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực để hoàn thành dự án Dung Quất 2, sản xuất thép chất lượng cao. Dù dồn toàn lực cho sản xuất thép, Hòa Phát vẫn sẽ theo đuổi chiến lược đa ngành. Ở từng giai đoạn, Hòa Phát sẽ có ‘bước đi’ cụ thể.

Khán phòng tổ chức AGM2024 của Hòa Phát chật kín các 'keeper' HPG!
Khán phòng tổ chức AGM2024 của Hòa Phát chật kín các 'keeper' HPG!

Ông trời bắt Hòa Phát phải làm việc khó, tính làm thép đường ray cao tốc Bắc-Nam

Ông Trần Đình Long cho biết, trong chiến lược dài hạn của HPG, sau khi dự án Dung Quất 2 hoàn thành, tập đoàn sẽ tăng cường sản xuất các mặt hàng có công nghệ sản xuất cao và khó.

"11 triệu tấn công suất, nếu sản xuất thép xây dựng chỉ cần bỏ ra 3-4 tỷ USD đã có thể thực hiện. Nhưng để làm thép chất lượng cao thì vốn đầu tư rất lớn. Riêng vốn đầu tư máy móc thiết bị, tài sản cố định cho dự án Dung Quất 1 và 2 đã lên tới 7 tỷ USD", ông Long cho hay.

Đối với sản phẩm ống thép và tôn mạ, ông Long cho biết đây là những sản phẩm cũ, tập đoàn không có nhu cầu mở rộng bởi quy mô đầu tư không lớn, sản phẩm dễ làm, không phải đích nhắm của Hòa Phát.

Theo ông Long, sản phẩm thép của dự án Dung Quất 2 có thể đáp ứng yêu cầu cho sản xuất ô tô, đóng tàu. "Ông trời đã bắt Hòa Phát phải làm việc khó", ông Long nói.

Ngoài ra, ‘vua thép’ còn tiết lộ dự án Dung Quất giai đoạn 3 sẽ nghiên cứu sản xuất thép đường ray, đáp ứng tiêu chuẩn tàu chạy 800 – 1.000 km/h. Khi Chính phủ làm dự án tàu cao tốc Bắc – Nam, tập đoàn này sẽ tham gia đấu thầu cung cấp thép.

Về nhà máy sản xuất container, ông Trần Đình Long cho biết cuối năm 2023, HPG đã xây dựng cơ bản nhà máy và đang vận hành thử nghiệm.

"Đây là sản phẩm khó, mới, cần 1-2 năm để hoàn thiện. Kết hợp với sản phẩm thép từ nhà máy Dung Quất 2, HPG sẽ kiện toàn, đẩy năng suất sản xuất container vào năm 2025 với tầm nhìn dài hạn lên đến 20-30 năm", ông Long nói.

Đặt mục tiêu lãi 10.000 tỷ đồng, tăng vốn lên 64.000 tỷ đồng

Theo tài liệu đại hội, ban lãnh đạo Hòa Phát sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu hợp nhất đạt 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 10.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,3% và 47% so với thực hiện năm 2023.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo Hòa Phát cũng đề xuất phương án chia cổ tức năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ 10%; đồng thời trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%.

Nguồn vốn phát hành cổ phiếu được lấy từ nguồn thặng dư vốn cổ phần (3.211,5 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (2.603,2 tỷ đồng) tại thời điểm 31/12/2023. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng từ 58.148 tỷ đồng lên 63.963 tỷ đồng.

Ngoài ra, AGM 2024 của Hòa Phát sẽ tiến hành bầu bổ sung 2 thành viên vào HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026, bao gồm ông Đặng Ngọc Khánh và ông Chu Quang Vũ. Trong đó, ông Đặng Ngọc Khánh là sếp của 3 công ty địa ốc: Chủ tịch HĐQT HĐQT CTCP Đầu tư Vĩnh Phát, Tổng giám đốc CTCP MSH Holdings, Chủ tịch HĐQT Megan Holdings.

Với các kế hoạch nêu trên, ban lãnh đạo Hòa Phát đề xuất dành tối đa 1% lợi nhuận sau thuế thực đạt năm 2024 để trả thù lao cho HĐQT, Ban Kiểm soát. Năm ngoái, Hòa Phát đã chi 66,2 tỷ đồng để trả thù lao cho HĐQT; chi 460 triệu đồng trả thù lao Ban kiểm soát.

Năm 2023, Hòa Phát ghi nhận 120.355 tỷ đồng doanh thu và 6.800 tỷ đồng lợi nhuận, giảm lần lượt 16% và 19% so với năm 2022.

Trong đó, lĩnh vực thép (bao gồm gang thép và sản phẩm thép) tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và là mảng kinh doanh cốt lõi của tập đoàn, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt chiếm 95% và 92%.

Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp lần lượt 5% doanh thu và 3% lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Lĩnh vực bất động sản và điện máy gia dụng lần lượt đóng góp 3% và 1% lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Hòa Phát đạt 187.782 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2022. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 2,7% lên 82.716 tỷ đồng do khôi phục dần sản lượng sản xuất; tài sản dài hạn tăng 17% lên 105.066 tỷ đồng do tiếp tục đầu tư các dự án trọng điểm./.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-05-09 09:13

VN-INDEX 1,250.46 0.00 0.00%
HNX-INDEX 235.66 1.15 0.49%
UPCOM-INDEX 91.98 0.40 0.44%
VN30-INDEX 1,284.85 0.00 0.00%
HNX30-INDEX 514.75 4.26 0.83%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-05-08

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25433 0.1615%
EUR/VND 27337 0.0952%
CNY/VND 3520.3339 0.0859%
JPY/VND 163.488 -0.005081%
EUR/USD 1.0748 -0.0651%
USD/JPY 155.53 0.543%
USD/CNY 7.2246 0.0831%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật