Người theo dõi

4 tỷ USD chờ rót vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng nếu cởi được "nút thắt" này

Thứ Hai, 24/6/2024, 11:21 (GMT+7) 3 phút đọc
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật về triển vọng nâng hạng thị trường của Việt Nam dựa theo đánh giá của MSCI.

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật về triển vọng nâng hạng thị trường của Việt Nam dựa theo đánh giá của MSCI.

MSCI là một trong những nhà phân loại thị trường nổi bật với các chỉ số hàng đầu như MSCI ACWI (All Country World Index), MSCI Emerging Markets Index, MSCI Frontier Markets Index. Việc phân loại sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được bản chất của thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt trong quá trình ra quyết định phân bổ tài sản.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang được MSCI phân hạng vào thị trường “Cận Biên” và thuộc diện xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market).

Theo ước tính của VDSC, vốn hóa của MSCI Vietnam Investable Market Index (IMI) đạt 32 tỷ USD tại ngày 31/05/2024. Trong khi đó vốn hóa MSCI Emerging IMI trị giá 7.239 tỷ USD.

Nếu được MSCI nâng hạng, tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm 0,44% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Market Index. Điều này hàm ý sẽ có 1 dòng vốn xấp xỉ 4 tỷ USD của các quỹ đầu tư ngoại tham chiếu chỉ số này rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam..

Trong đó top 10 cổ phiếu hàng đầu sẽ được các quỹ mua nhiều nhất gồm HPG, VHM, VIC, MSN, VCB…

sdgug.PNG

Lộ trình nâng hạng

MSCI phân loại các thị trường theo ba tiêu chí gồm: Sự phát triển của nền kinh tế; quy mô và tính thanh khoản thị trường; “khả năng tiếp cận thị trường” đối với dòng vốn toàn cầu.

Theo VSDC, Việt Nam đã hội tụ đủ yếu tố về quy mô và thanh khoản, thậm chí  vượt xa mức yêu cầu, tuy nhiên “khả năng tiếp cận thị trường“ đối với nhà đầu tư toàn cầu vẫn còn là điểm nghẽn lớn.

Để được nâng hang, Việt Nam sẽ cần cải thiện đối với các tiêu chí: Mức độ cởi mở về sở hữu nước ngoài; Sự dễ dàng của dòng vốn quốc tế ra/vào; Sự hiệu quả về cơ chế hoạt động của thị trường.

Cụ thể, Việt Nam cần giải quyết 3 nút thắt lớn. Một là, giới hạn sở hữu của NĐT nước ngoài. Hai là, chuẩn mực công bố thông tin của công ty đại chúng và ba là cơ chế vận hành giao dịch để cải thiện “khả năng tiếp cận thị trường” trong mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế.

Trong ngắn hạn, VSDC cho rằng các nút thắt (2) và (3) có thể được tháo gỡ sớm và khả thi. Việc áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2025 sẽ giúp tiêu chí “luồng thông tin” đến nhà đầu tư được cải thiện, đồng thời nút thắt “pre-funding” cũng sẽ được tháo gỡ khi quá trình lấy ý kiến và hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán đang có những tiến triển khả quan.

Tuy vậy, nút thắt liên quan đến giới hạn sở hữu của NĐT nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ nỗ lực của nhà quản lý và cả từ phía tổ chức niêm yết./.

Chia sẻ
Báo cáo
A
Người dùng
Vĩ mô Chủ đề
Bình luận
Xem thêm

Trở thành người bình luận đầu tiên