Thứ tư, 21/02/2024, 10:01

4 trường phái đầu tư chứng khoán phổ biến

Mở tài khoản và trở thành nhà đầu tư chứng khoán không khó nhưng đầu tư như thế nào để có lợi nhuận tốt hơn so với thị trường lại là một câu chuyện khác.

Ngày nay, chỉ cần vài thao tác trên chiếc điện thoại thông minh, người dùng có thể mở một tài khoản và trở thành nhà đầu tư chứng khoán. Nhưng đầu tư gì, đầu tư như thế nào để có lợi nhuận tốt hơn so với thị trường lại là một câu chuyện khác. 

Để thành công trên thị trường chứng khoán, một trong những ‘phương tiện’ cần thiết là định hướng chiến lược đầu tư, hay trường phái đầu tư Vậy có những trường phái đầu tư nào? Đâu mới là trường phái đầu tư hiệu quả nhất?

Hiện có 4 trường phái đầu tư được nhiều người quan tâm nhất, gồm: Đầu tư giá trị; Đầu tư cơ bản; Đầu tư tăng trưởng và Đầu tư kỹ thuật. 

Đầu tư giá trị 

Trường phái này cho rằng thị trường luôn không hiệu quả, phản ứng quá mức và gây ra biến động giá cổ phiếu không cần thiết. Những nhà đầu tư giá trị sẽ đi sâu vào đánh giá giá trị nội tại của doanh nghiệp và kiếm lợi nhuận khi giá thị trường phản ánh đúng giá trị thực. 
Đầu tư giá trị được chia nhỏ thành các chiến lược như sau:

- Chiến lược đầu tư giá trị nội tại (Intrinsic value investing): Đây là chiến lược tìm kiếm cổ phiếu có giá trị nội tại cao hơn giá thị trường. Nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu dựa trên các yếu tố kinh doanh, tài sản và tiềm năng tương lai của công ty để xác định giá trị thực của nó. 

- Chiến lược đầu tư giá trị tương quan (Relative value investing): Nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu được định giá thấp hơn so với các đối thủ trong cùng ngành hoặc thị trường dựa trên các chỉ số tài chính, tỷ lệ P/E, P/B, v.v. 

- Chiến lược đầu tư giá trị – đối nghịch (Contrarian value investing): Nhà đầu tư chọn mua các cổ phiếu mà thị trường đánh giá thấp và bị coi là không hấp dẫn do các sự kiện tiêu cực hoặc tình trạng thị trường không tốt. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và có lòng tin vào khả năng cải thiện của các doanh nghiệp đó. 

- Chiến lược đầu tư giá trị của nhà đầu tư chủ động (Activist value investing): Là chiến lược mà nhà đầu tư mua một lượng lớn cổ phiếu của một công ty và sau đó tham gia tích cực vào quyết định kinh doanh và quản trị của công ty đó.

Nhiều nhà đầu tư huyền thoại trên phố Wall theo đuổi phương pháp này, chẳng hạn như Benjamin Graham; Warren Buffett, Charlie Munger, Christopher Browne (học trò của Benjamin Graham), hay Seth Klarman.

Chân dung Warren Buffett
Chân dung Warren Buffett

Đầu tư cơ bản  

Bên cạnh việc đọc báo cáo tài chính, nhà đầu tư theo trường phái đầu tư cơ bản còn chú trọng vào các việc tìm hiểu các thông tin định tính như: kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc của nhân viên. 

Trường phái đầu tư cơ bản thường sẽ không xét đến các yếu tố khác như việc làm giá trên thị trường, khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó trên thị trường, những thông tin xuyên tạc về doanh nghiệp…

Để đạt được hiệu, nhà đầu tư cần thực sự hiểu về doanh nghiệp, hiểu đến mức giống như mình đang đóng vai là người điều hành doanh nghiệp đó. Chỉ khi đó, nhà đầu tư mới có thể nhìn được những yếu tố nhỏ thay đổi sẽ khiến toàn bộ doanh nghiệp như thế nào, từ đó nhận biết được biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, đây là một trường phái đầu tư không dễ dàng áp dụng.

Những người nổi tiếng trong giới đầu tư tài chính có sự nghiệp gắn liền với trường phái này có thể kể đến Phillip Fisher, người đã cải tiến phương pháp đầu tư giá trị của Benjamin Graham khi thị trường sụp đổ vào năm 1929.

Chân dung Phillip Fisher
Chân dung Phillip Fisher

Đầu tư tăng trưởng 

Đầu tư tăng trưởng thường được xem như là sự kết hợp giữa trường phái đầu tư giá trị với đánh giá xu hướng giá cổ phiếu. 

Nhà đầu tư kỳ vọng thu được lợi nhuận từ việc giá cổ phiếu gia tăng trong tương lai, bắt nguồn từ việc gia tăng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Khi công ty làm ăn kinh doanh tốt, doanh thu và nhuận nhuận tăng trưởng phản ánh vào giá trị của cổ phiếu, làm giá cổ phiếu tăng lên. 

Vì tính chất tái đầu tư này, các doanh nghiệp thường được chọn trong trường phái đầu tư tăng trưởng thường là những start up, vì đặc điểm những công ty này thường có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn là những “gã khổng lồ”

Có 3 loại chiến lược đầu tư tăng trưởng:

- Chiến lược đầu tư tăng trưởng thụ động (Passive Growth Investing): Đây là chiến lược đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao, hướng đến đầu tư lâu dài nhưng ko can thiệp hoặc thay đổi quản trị của công ty.

- Chiến lược đầu tư tăng trưởng – công ty vốn hoá nhỏ (Small Cap Investing): Nhà đầu tư tìm kiếm những công ty mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng và có thể phát triển thành các công ty lớn hơn trong tương lai. 

- Chiến lược đầu tư tăng trưởng chủ động (Activist Growth Investing): Đây là chiến lược mà nhà đầu tư mua vào cổ phiếu của một công ty tăng trưởng và sau đó tham gia tích cực vào quyết định kinh doanh và quản trị của công ty đó. 

Điểm chung của đầu tư tăng trưởng chính là tập trung vào những công ty vừa và nhỏ có mức thu nhập kì vọng cao hơn so với mặt bằng chung thị trường. Mặc dù hấp dẫn vì có thể mang lại lợi nhuận cao, tuy vậy thì những doanh nghiệp nhỏ thường cũng sẽ có rủi ro thua lỗ lớn hơn những doanh nghiệp đã lớn.

Nhà đầu tư đặc biệt thành công với trường phái này chính là Peter Lynch với tăng trưởng hằng năm của quỹ Fidelty đạt 29.2%, và tăng trưởng tài sản quản lí của mình từ 18 triệu USD lên đến 14 tỷ USD trong 13 năm nắm giữ quỹ này.

what-is-peter-lynchs-investment-strategy-cover-1691273695277178550645-1691285359665-1691285359858560899584.webp
Chân dung Peter Lynch

Đầu tư kỹ thuật

Trong các trường phái đầu tư có lẽ trường phái đầu tư kỹ thuật là trường phái đầu tư dễ dàng tiếp cận nhất và thường được các nhà đầu tư mới trên thị trường ưa thích nhất.

Phân tích kỹ thuật là hình thức đầu tư dựa trên những chỉ báo kỹ thuật hay những biểu đồ để ra quyết định đầu tư, thường được tính toán dựa trên 2 yếu tố cơ bản: giá và khối lượng giao dịch. 

Mục tiêu cuối cùng là nhằm giải thích mối quan hệ về sức mạnh của bên bán (cung) và sức mạnh của bên mua (cầu) tác động như thế nào tới giá trên thị trường.

Những nhà đầu tư kĩ thuật thông thường sẽ cho rằng hoặc là giá trị nội tại không tồn tại, hoặc nếu tồn tại thì phải bằng với thị giá. Họ cũng cho rằng mọi thông tin kỹ thuật sẽ phản ánh được giá; giá vận động theo xu hướng và biến động thị trường liên quan đến tâm lý con người.

Các nhà đầu tư này dùng một trong những chiến lược sau để đưa ra quyết định đầu tư:

- Chiến lược phân tích kỹ thuật (Technical Analysis and Charting): Nhà đầu tư sử dụng các chỉ số kỹ thuật như RSI, MACD, đường trung bình di động (MA) cùng với các mô hình giá để xác định xu hướng và điểm mua/bán cụ thể.

- Chiến lược dùng sóng Elliot - số Fibonacci (Elliot Wave and Fibonacci Series): Thuyết sóng Elliot cho rằng giá cổ phiếu di chuyển theo chu kỳ sóng lên và sóng xuống, trong khi số Fibonacci được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. 

- Chiến lược đi theo xu hướng (Trend Following): Đây là chiến lược đầu tư tập trung vào việc nhận diện và theo đuổi xu hướng thị trường hiện tại. Nhà đầu tư đi theo xu hướng tin rằng giá cổ phiếu có xu hướng tiếp tục đi theo hướng hiện tại trong một thời gian dài, và sẽ sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để rút khỏi thị trường dựa trên tín hiệu của xu hướng đó.

jesselivermore.jpg
Huyền thoại đầu cơ Jesse Livermore

Một trong những huyền thoại đầu tư của thế giới với trường phái kĩ thuật vào đầu thế kỷ 20 chính là Jesse Livermore, được mệnh danh “vua đầu cơ”, “con gấu khổng lồ” ở Phố Wall khi thu lợi nhuận khủng nhờ vào việc đầu cơ cổ phiếu và bán khống khi thị trường sụp đổ khi suy thoái vào những năm 1907 và 1929./.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-05-09 17:13

VN-INDEX 1,248.64 1.82 -0.15%
HNX-INDEX 234.58 0.07 0.03%
UPCOM-INDEX 91.91 0.34 0.37%
VN30-INDEX 1,281.47 3.38 -0.26%
HNX30-INDEX 510.15 0.35 -0.07%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-05-08

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 25433 0.1615%
EUR/VND 27337 0.0952%
CNY/VND 3520.3339 0.0859%
JPY/VND 163.488 -0.005081%
EUR/USD 1.0748 -0.0651%
USD/JPY 155.53 0.543%
USD/CNY 7.2246 0.0831%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật