🔍 Search thấy Web chính phủ Ucraina có Thỏa thuận Tài nguyên Ucraina - Mỹ mới ký ngày 30/04 nhưng không vào đọc được. 🇺🇸 Phía Mỹ chưa công bố. Đọc qua báo, tóm tắt ý chính như sau:
1️⃣ Về Quỹ Đầu tư Tái thiết Ucraina - Mỹ (USURIF):
⚠️ Thiếu minh bạch:
❌ Không có thông tin về nguyên tắc quản trị, quản lý, cơ chế quyết định hoặc cách sử dụng nguồn thu.
🔍 Nhiệm vụ Quỹ khá mơ hồ: “khuyến khích đầu tư minh bạch, có trách nhiệm và hướng tới tương lai…”
❓ Không rõ vai trò USURIF là gì: đầu tư, đồng đầu tư, hay quản lý dự án?
🚫 Không thấy cam kết đầu tư 100% vào Ucraina trong 10 năm đầu như từng được đưa tin.
📉 Không hề đề cập tỷ lệ sở hữu 50% mỗi bên – chỉ từ lời phát biểu miệng của chính trị gia.
📜 Tất cả dường như sẽ do 1 văn bản bí ẩn điều chỉnh: LPA (Limited Partners Agreement) 👉 LPA chưa được công bố, có thể chưa ký, hoặc đã ký nhưng “nhạy cảm” nên không công khai.
🧩 Thỏa thuận chỉ có hiệu lực nếu được Quốc hội Ucraina (Rada) thông qua. ❓ Nhưng liệu LPA có đi kèm khi thông qua hay không?
2️⃣ Một số điều khoản chính đáng chú ý của Thỏa thuận:
📦 Tài sản liên quan đến tài nguyên = gần 50 loại kim loại hiếm, đất hiếm, dầu, khí, titanium, lithium, uranium…
✅ 2.1 Các điều khoản có lợi cho Ucraina:
📌 Ghi nhận Nga là bên .... từ 2/2022.
💰 Chỉ áp dụng với khoản đầu tư mới, không ảnh hưởng nguồn thu hiện có.
🛡️ Tài nguyên vẫn thuộc sở hữu của Ucraina.
🏛️ Không can thiệp vào chính sách quốc hữu hóa - tư nhân hóa.
❌ Các quốc gia thù địch (ví dụ: Nga, Trung Quốc) không được hưởng lợi.
💸 Không ghi nợ với Mỹ từ các khoản viện trợ trước đây.
❗ 2.2 Các điều khoản pháp lý bất lợi cho Ucraina:
❌ Không có cam kết an ninh rõ ràng.
⚖️ Pháp luật Ucraina bị đặt dưới Thỏa thuận: nếu mâu thuẫn thì Thỏa thuận được ưu tiên.
☢️ Ucraina tự nguyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân – bị nhắc lại như một ràng buộc.
⏳ Thỏa thuận vô thời hạn – “chấm dứt khi các bên đồng ý”.
🕊️ Tranh chấp chỉ giải quyết bằng đàm phán, không có cơ chế tài phán độc lập.
🇪🇺 Nếu có nghĩa vụ mới khi gia nhập EU mà ảnh hưởng đến Thỏa thuận này, sẽ phải đàm phán lại – nghĩa là chìa khóa vào EU do Mỹ giữ.
💵 2.3 Điều khoản tài chính có lợi cho phía Mỹ:
💸 Ucraina phải chia 50% các khoản thu từ tài nguyên (kể cả giấy phép đã cấp trước khi có Thỏa thuận) cho USURIF ngay sau khi Thỏa thuận có hiệu lực.
❓ Mỹ không có nghĩa vụ đóng góp tài chính cụ thể, chỉ nói chung chung: “đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ, viện trợ quân sự…”
🔫 Việc cung cấp vũ khí được tính là đóng góp – nhưng giá vũ khí, tiêu chuẩn tính toán không rõ ràng.
💰 Có vẻ Mỹ không chi tiền, mà cung vũ khí để đổi tài nguyên?
🛑 Quyền đặc biệt cho phía Mỹ:
🏗️ Quyền tiếp cận đầu tư đầu tiên:
Mỹ luôn được ưu tiên tiếp cận thông tin và đàm phán trước các dự án tài nguyên hoặc hạ tầng.
Không bên thứ ba nào được ưu đãi hơn Mỹ.
👉 Bản chất là “quyền từ chối đầu tiên” (first refusal).
🛒 Quyền mua sản phẩm đầu tiên:
Nếu không đầu tư, Mỹ vẫn được quyền ưu tiên mua sản phẩm theo giá thị trường.
Không bên nào được chào giá tốt hơn cho bên thứ ba.
🧾 Chính phủ Ucraina phải cam kết đưa điều khoản hạn chế các đối tác khác vào mọi giấy phép, hợp đồng liên quan.
🏦 Miễn thuế: Mỹ không bị đánh thuế với các khoản thu từ tài nguyên Ucraina.
💭 3. Một số quan điểm cá nhân:
🕳️ Tất cả nhắc đến LPA – văn bản chính nhưng mờ mịt, chưa ai đọc được.
⚡ 2.1.a cho thấy chính quyền Trump đã thay đổi thái độ mạnh.
✅ Tài sản quốc gia và tư nhân đang khai thác không bị ảnh hưởng.
🚫 Nga, Trung Quốc bị chặn cửa, không chen chân vào “miếng bánh tái thiết”.
📉 Mỹ không ghi nhận nợ từ viện trợ vũ khí trước đây – tin tốt cho Ucraina.
🧷 2.2.b đặt pháp luật Ucraina dưới một văn bản song phương – tiền lệ nguy hiểm.
🔐 Từ chối vũ khí hạt nhân = tự chốt luôn tương lai phi hạt nhân.
📆 Thỏa thuận vô thời hạn, không như tin đồn 10 năm.
⚖️ Ucraina khó mà ngang cơ đàm phán nếu có tranh chấp với Mỹ sau này.
🧭 Hướng vào EU giờ cũng cần “thoả thuận lại” với Mỹ nếu có xung đột quy định.
💣 Mỹ “đầu tư” bằng vũ khí -> càng kéo dài chiến tranh, càng lời, tài nguyên càng “chảy” vào USURIF.
🛑 Mỹ được ưu đãi quyền đầu tư, quyền mua, miễn thuế – gần như trở thành “đồng chủ nhân” nhiều nguồn tài nguyên Ucraina.
🧨 Đây là thỏa thuận mang tính bước ngoặt, tạo tiền lệ nguy hiểm. Có thể gọi là “chủ nghĩa thực địa tài nguyên mới”.
😞 Ucraina quá bị ép, dù hiểu hoàn cảnh họ khó có lựa chọn nào khác.
📝 "Thắng trận chưa chắc thắng cuộc chơi – và đôi khi, chính đồng minh lại là tay chơi khôn ngoan nhất."
Cre: Lý Xuân Hải