Thứ năm, 22/09/2022, 10:02

Dùng tiền ‘lạ’ như chứng khoán APG

Điểm nhấn chính trên BCTC của Chứng khoán APG là các giao dịch “lướt sóng” cổ phiếu thuộc nhóm Louis Holdings.

Hoạt động hơn 15 năm (từ 2007 – 2022), CTCP Chứng khoán APG chỉ thực sự nổi lên khi CTCP Louis Capital thuộc hệ sinh thái Louis Holdings mua vào cổ phiếu APG và trở thành cổ đông lớn khi nắm 9,54% vốn (Louis Capital đã thoái vốn vào tháng 11/2021).

Đây cũng là thời điểm diễn biến lên xuống của giá cổ phiếu APG có sự đồng pha với nhiều mã trong nhóm Louis Holdings.

l.png

Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng Chứng khoán APG là một pháp nhân cùng nhóm Louis Holdings. Tuy vậy, vào tháng 4/2022, ông Nguyễn Hồ Hưng – Chủ tịch HĐQT APG, khẳng định công ty chứng khoán này không cùng nhóm Louis Holdings.

Dù sao, chính trong giai đoạn này, cùng với sự thu hút của dòng tiền vào thị trường chứng khoán, APG đã mạnh mẽ tăng vốn lên hàng ngàn tỷ đồng. Chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy 3 năm (giai đoạn 2019 – 6 tháng 2022), APG đã tăng vốn gấp gần 15 lần từ 135,3 tỷ đồng lên 1.463,7 tỷ đồng.  

Gắn với giai đoạn này, APG cũng phát sinh nhiều giao dịch đáng chú ý. Trước hết, hồi năm 2019, APG tăng vốn từ 135,3 tỷ đồng lên 340,2 tỷ đồng, thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ cho 21 nhà đầu tư cá nhân. Đa phần nguồn tiền này được Chứng khoán APG dùng để đầu tư mua trái phiếu CTCP Than Quốc Tế, tổng giá trị 234,5 tỷ đồng, kỳ hạn 60 tháng, lãi suất 7% cho 24 tháng đầu tiên và 9% cho 36 tháng tiếp theo. Than Quốc Tế (sau này đổi tên thành APG Capital) cũng là doanh nghiệp cùng nhóm Chứng khoán APG.

Theo đó, tính đến tháng 9/2017, cổ đông lớn nhất nắm 60% vốn APG Capital là bà Lê Thị Mai Hòa (SN 1969), bà cũng là Người đại diện theo pháp luật/Tổng giám đốc APG Capital. Theo tìm hiểu, bà Hòa từng là Thành viên Ban kiểm soát APG (giai đoạn 2013 – tháng 7/2016) và sau đó trong năm 2018, bà xuất hiện với vai trò là Kiểm soát nội bộ APG. Cập nhật đến cuối tháng 6/2022, khoản đầu tư trái phiếu CTCP APG Capital đã được Chứng khoán APG Capital thoái hết.

Ở lần tăng vốn năm 2021, APG tăng vốn từ 340,3 tỷ đồng lên 731,5 tỷ đồng, tăng thông qua: tăng vốn từ chia lợi nhuận sau thuế (5,1 triệu cổ phiếu), chào bán cho cổ đông hiện hữu 34 triệu cổ phiếu (bao gồm phát hành 10,7 triệu cổ phiếu cho CĐHH và 23,3 triệu cổ phiếu cho 8 nhà đầu tư).

Phần lớn số tiền này (200 tỷ đồng) dùng để phục vụ hoạt động giao dịch tự doanh với điểm nhấn chính là các giao dịch cổ phiếu trong nhóm Louis Holdings trong năm 2021 và 6 tháng 2022, gồm các mã BII, AGM, TDH, DDV, LDP, VKC, TGG. Dù vậy, đa phần các giao dịch đều ghi nhận lỗ, trong đó nặng nhất là lỗ 18,8 tỷ đồng ở cổ phiếu BII.

Lãi năm 2021
(Tỷ đồng)
Lỗ năm 2021
(Tỷ đồng)
Lãi 6T2022
(Tỷ đồng)
Lỗ 6T2022
(Tỷ đồng)
BII   -18,8   -0,153
AGM 0,047   1,64  
TDH   -0,784   -0,254
DDV 1,48     -0,477
LDP     0,525  
VKC 4,5      
TGG 0 0    
TỔNG -11,989 +1,281

 

Tính đến cuối tháng 6/2022, Chứng khoán APG nắm một số mã trong nhóm Louis Holdings như hơn 8 triệu cổ phiếu DDV (giá gốc 223,6 tỷ đồng), 604.600 cổ phiếu LDP (giá gốc 23,9 tỷ đồng).

Ngoài nhóm Louis Holdings, giao dịch tự doanh của Chứng khoán APG ghi nhận lãi/lỗ chủ yếu ở mã GKM của CTCP Khang Minh Group. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến khoản lãi kỷ lục 308 tỷ đồng của Chứng khoán APG trong năm 2021 (nhờ lãi đánh giá lại tài sản tài chính FVTPL riêng GKM).

Trong nửa đầu năm 2022, các khoản lỗ từ đánh giá lại cổ phiếu GKM, DDV, LDP cũng đẩy lãi trước thuế 6 tháng của Chứng khoán APG còn vỏn vẹn 654 triệu đồng, thua xa so với cùng kỳ là 31,8 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, GKM và Chứng khoán APG cũng có nhiều thương vụ hợp tác làm ăn. Cụ thể, hồi năm 2019, Chứng khoán APG là bên tư vấn phát hành trái phiếu cho GKM; APG cũng là trái chủ nắm 86 tỷ đồng trái phiếu của GKM năm 2021 (APG đã bán hết số trái phiếu này trong 6 tháng năm 2022).

Ngoài ra, GKM và Chứng khoán APG cùng  đầu tư vào một số công ty như: CTCP Đầu tư Cụm công nghiệp APG (GKM thoái trong nửa đầu năm 2022); CTCP APG ECO Hòa Bình.

Những khoản yêu cầu đầu tư “lạ”

Năm 2022, APG tiếp tục tăng vốn từ 731,5 tỷ đồng lên 1.463 tỷ đồng, thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1. Giá chào bán 10.000 đồng/CP.

Cũng trong nửa đầu năm 2022, Chứng khoán APG phát sinh 705 tỷ đồng “chuyển tiền đặt mua chứng khoán” với Nguyễn Thái Học, Phạm Thị Bích Thủy, Phạm Trung Khánh, Nguyễn Đồng Giang, Công ty TNHH Sản xuất quà tặng và một số cá nhân khác Công ty cho biết đây là khoản trả trước để các cá nhân, thể nhân trên tìm kiếm, đặt mua cổ phiếu theo yêu cầu. Thời gian là 180 ngày, nếu thành công thì trả phí là 1% trên tổng giá trị hợp đồng, hết thời hạn thì trả lại tiền cho APG và lãi 12%/năm.

Trong năm 2021, Chứng khoán APG cũng ứng cho CTCP APG Energy Nghệ An 65,2 tỷ đồng thực hiện giao dịch kể trên. Theo tìm hiểu, APG Energy Nghệ An là công ty liên kết của Khang Minh Group.

Trước đó, ở năm 2020, Chứng khoán APG đã ứng cho Lê Hữu Tường (14 tỷ đồng) thực hiện hợp đồng ứng trước mua 280.000 trái phiếu HCMB18240, Nguyễn Văn Phúc (14,53 tỷ đồng) ứng 290.000 trái phiếu HCMA1805, Lê Thị Thu (14,65 tỷ đồng) ứng 229.300 trái phiếu TD1833130, Nguyễn Đức Hạnh (14,4 tỷ đồng) ứng 288.000 trái phiếu HCMA1805.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-24 18:11

VN-INDEX 1,205.61 28.21 2.40%
HNX-INDEX 227.87 5.24 2.35%
UPCOM-INDEX 88.37 0.86 0.98%
VN30-INDEX 1,232.17 31.80 2.65%
HNX30-INDEX 489.22 17.67 3.75%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật