Thứ ba, 17/01/2023, 11:14

Chuyển đổi số nông nghiệp “từ trang trại đến bàn ăn”

Cách đây 200 năm trước, 90% dân số trên thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp để cung cấp nguồn lương thực cho toàn thế giới loài người

Cách đây 200 năm trước, 90% dân số trên thế giới làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp để cung cấp nguồn lương thực cho toàn thế giới loài người.

Nhưng nhờ vào sự tiến bộ của khoa học thông qua các cuộc cách mạng về công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích to lớn đồng thời giúp thế giới ngày càng thay đổi phương thức sản xuất để mang lại nhiều sản phẩm lương thực cung cấp cho thế giới và chất lượng cuộc sống xã hội loài người, thế giới ngày nay có khoảng 2% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chính là thành quả của khoa học và sự tiến bộ trong nghiên cứu các phương thức sản xuất mới phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

l.png

Thách thức toàn cầu ngày càng tăng đối với ngành nông nghiệp

Ngành công nghiệp thực phẩm đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng do dân số thế giới không ngừng gia tăng. Có thể sẽ có 10 tỷ người trên Trái đất vào năm 2050 - và họ sẽ ăn gì? Không chỉ thiếu đất trồng trọt được; nước cũng trở nên khan hiếm hơn. Với cách tưới nước truyền thống, hầu hết nước hoàn toàn không đến được cây. Cần có những cách thức canh tác thông minh mới để đối phó với áp lực ngày càng tăng đối với ngành công nghiệp thực phẩm.

Tăng trưởng dân số

Khi dân số thế giới tăng lên và đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp, thì nông nghiệp truyền thống đang tiến gần đến giới hạn của nó. Điều này làm tăng áp lực tìm ra những hướng đi mới trong nông nghiệp.

Đô thị hóa

Đến năm 2050, 2/3 dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực thành thị. Điều này kết hợp với các mục tiêu khí hậu toàn cầu của chúng ta, chúng ta cần giảm lượng thực phẩm bằng cách trồng trọt tại địa phương và phát triển các cách thức canh tác thông minh mới.

Khí hậu thay đổi

Nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và nước sẽ ảnh hưởng đến việc phát thải CO2. Các quy định sẽ dẫn đến việc sử dụng thông minh hơn các nguồn lực và nhu cầu về công nghệ, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới (thông minh).

Tính minh bạch và giảm chi phí

Để đảm bảo an toàn thực phẩm và thông quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nhu cầu truy xuất nguồn gốc kết hợp với phát triển canh tác hoàn toàn tự chủ đang tăng lên. Tăng trưởng tự chủ với tăng trưởng theo lịch trình có thể giảm đáng kể thời gian tiếp cận thị trường để đáp ứng các yêu cầu toàn cầu.

Tập đoàn SQV Group là tập đoàn đến từ đảo quốc Sư tử - Singapore là tập đoàn đầu tư tài chính, sát nhập các doanh nghiệp công nghệ, cung cấp dịch vụ công nghệ toàn cầu trong lĩnh vực big data, dịch vụ cung cấp nguồn nhân lực, giải pháp đặc thù các ngành công, nông, nghiệp đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam với mong muốn mang lại nhiều giải pháp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp đặc thù như Việt Nam.

h.png

TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp - Giám đốc điều hành Công ty TNHH SQV International (Singapore)

Nhấn mạnh tri thức, công nghệ là điều vô cùng quan trọng đối với ngành nông nghiệp, TS. Johnny Nguyễn Hoàng Hiệp - Giám đốc điều hành Công ty TNHH SQV International (Singapore) chia sẻ, nông nghiệp những năm tới sẽ phải đối mặt với thách thức về dân số, đô thị hóa gây mất đất nông nghiệp, biến đổi khí hậu và tính minh bạch của sản phẩm. Bên cạnh đó, do thiếu công nghệ nên việc thu hút đầu tư nước ngoài còn thấp, thiếu nguồn lực chất lượng cao. Chính vì vậy, chuyển đổi số sẽ giúp ngành nông nghiệp giảm bớt được nhiều gánh nặng.  

Muốn chuyển đổi số thành công, việc đầu tiên phải xem tầm quan trọng về mô hình chuyển đổi ngành nông nghiệp của Việt Nam đồng thời xác định mục tiêu chuyển đổi số. Hiện nay, Bộ NN - PTNT đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nhưng chưa phải là chiến lược dài hạn, còn manh mún. Vì vậy, cần có những phân tích tốt hơn để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Bản thân doanh nghiệp phải đặt kỳ vọng thực hiện được thì mới biết cách chuyển đổi số tốt nhất. Nếu chuyển đổi tốt sẽ tích hợp được các dữ liệu từ nhiều vùng nuôi, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, có khả năng tiếp cận thông tin tới thời tiết, khí hậu nắng mưa, các nhà cung cấp lớn, điều chỉnh cách vận hành.

Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam

Đại dịch Covid 19 đã đem lại hàng loạt khó khăn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong năm vừa qua, chúng ta phải đối mặt với việc bế tắc trong xuất khẩu nông sản khi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc bị tác động lớn.

Việt Nam là một nước thường xuyên bị tác động bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, khiến nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những mối lo về việc nước biển dâng cao gây ngập lụt ở các đồng bằng, hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên hay các đợt rét đậm ở Bắc Trung Bộ sẽ vẫn luôn là những quan ngại thường trực với bà con nông dân.

Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp cả nước, có tới 95% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và vừa sẽ là những thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam cũng thu hút chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi mức trung bình trên thế giới vào khoảng 3%. Tính đến hết năm 2019, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư cũng chưa nhiều, trong đó các nước như Đài Loan, quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan đã chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam 85% - 90% lượng hàng nông sản của nước ta đưa ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các “thương hiệu” nước ngoài. Vì vậy, việc bị bán giá thấp, bị o ép vẫn là những câu chuyện thường ngày đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu. Đó là chưa kể tới rào cản chống bán phá giá, môi trường, rào cản kỹ thuật. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao và các giải pháp số phục vụ ngành và đáp ứng như cầu ứng dụng công nghệ số trong quản lý vận hành từ trang trại đến thành phẩm.

n.png

Mô hình chuỗi cung ứng "từ trang trại đến bàn ăn" dần trở thành xu thế tất yếu. Ảnh minh họa.

Làm sao để chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công?

Trong kỷ nguyên số hiện nay, tất cả các lĩnh vực đều phải phấn đấu để thực hiện quá trình số hóa như một công cụ để tồn tại và phát triển bền vững. Với đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều công ty đã cạn kiệt nguồn nhân lực vì muốn thích ứng với những thay đổi của công nghệ và ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành doanh nghiệp đồng thời chuyển đổi số là sự lựa chọn thực tế nhất hiện nay cho việc bảo toàn hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì ảnh hưởng của Đại dịch covid -19 rất nặng nề, các công ty và tổ chức phải ngay lập tức thay đổi chiến lược kinh doanh của mình bằng cách dựa trên nền tảng kỹ thuật số để thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, cách thức tiếp cận với khách hàng vì do những thay đổi trong cuộc sống của con người ngày càng bị hạn chế bởi các giao dịch truyền thống nhưng tháp nhu cầu của xã hội ngày càng phức tạp và càng cao

Với sự hạn chế của các hoạt động về mặt thể chất, đặc biệt là việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch covid-19 doanh nghiệp chỉ còn cách duy nhất là cố gắng số hóa chuyển đổi mô hình kinh doanh để khách hàng, đối tác dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết một cách nhanh chóng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc đòi hỏi tầm nhìn, năng lực của các nhà lãnh đạo cũng như hoàn thành các chỉ số KPIs của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến của quá trình thúc đẩy và tăng tốc chuyển đổi số của tổ chức và doanh nghiệp

Trong đại dich covid-19 các tổ chức, doanh nghiệp đang cố gắng giữ khoảng cách an toàn để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh do vậy công nghệ được chọn là cầu nối và thậm chí thay đổi nhiều đặc điểm, thói quen cơ bản, thay đổi các quá trình của giao tiếp thông qua các phương tiện truyền thông mới nhất, công nghệ mới nhất, quá trình lập kế hoạch, giám sát sản xuất với sự trợ giúp của giải pháp phần mềm mới nhất như ERP, MES, PLM, Robotic … trong đó yếu tố năng lực cá nhân của nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến việc chỉ đạo, khuyến khích và kiểm soát cấp dưới để đạt được mục tiêu đề ra và vai trò quyết định việc thực hiện chuyển đổi số là một bước đi quan trong cho chiến lược phát triển bền vững.

Xác định mục tiêu trong chuyển đổi số nông nghiệp quốc gia

Mục tiêu chính là phải phân tích được năng lực sản xuất nông nghiệp hiện tại từ đó mới đề xuất các giải pháp số hóa ngành nông nghiệp phù hợp theo từng lĩnh vực nuôi trồng đồng thời xác định định hướng trong quá trình chuyển đổi số và triển vọng ứng dụng công nghệ mới trong nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển đổi số cho nền kinh tế nông nghiệp sẽ giúp ngành này trở thành một ngành cạnh tranh có tính công nghệ cao nhằm gia tăng năng suất lao động, cắt giảm các chi phí sản xuất không cần thiết cho người nông dân có cơ hội thu hoạch tốt hơn và thu nhập cao hơn

Nông nghiệp là một ngành kinh tế tập trung vào cung cấp thực phẩm cho người dân và thu được nguyên liệu thô cho một số ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp này một trong những ngành quan trọng nhất và đại diện hầu hết các quốc gia, một phần thiết yếu của số hóa trực tiếp các quy trình hoạt động sản xuất nuôi trồng.

c.png

Mô hình từ trang trại cho tới bàn ăn giúp người tiêu dùng kiểm soát được toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm – Ứng dụng của chuyển đổi số hoạt động Marketing

Kỳ vọng hướng tới khi tham gia quá trình chuyển đổi số

- Nâng cao hiệu quả quản lý ngành nông nghiệp
- Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn để tạo, lập lịch, tổng hợp các luồng dữ liệu để tạo ra chuỗi sản xuất từ sản xuất nông nghiệp tiêu dùng với hội nhập quốc tế sâu rộng và các lĩnh vực của nền kinh tế số
- Canh tác chính xác, tích cực sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tăng lao động, năng suất
- Tích hợp các luồng dữ liệu từ nhà sản xuất nuôi trồng đến cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo kế hoạch trong ngành và khả năng cung cấp
- Đảm bảo truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp (thẻ, chip, mã số, số nhận dạng, công nghệ, thiết bị, hệ thống) và cung cấp truy cập các nền tảng kỹ thuật mở khác nhau
- Cung cấp các gói công nghệ giải pháp cho cá nhân và các bên tham gia vào thị trường, triển khai các nền tảng giao dịch trực tuyến và hệ thống quảng bá sản phẩm nông nghiệp./.

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-04-27 06:34

VN-INDEX 1,209.52 4.55 0.38%
HNX-INDEX 226.82 0.75 -0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 0.43 0.48%
VN30-INDEX 1,240.50 6.78 0.55%
HNX30-INDEX 485.92 1.85 -0.38%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật