Thứ bảy, 30/09/2023, 17:13

5 Bước lên chiến lược Marketing Logistics hiệu quả cho mọi doanh nghiệp

Marketing Logistics là việc ứng dụng chiến lược tiếp thị vào lĩnh vực vận chuyển, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Vậy Marketing trong ngành Logistics có chức

Marketing Logistics là việc ứng dụng chiến lược tiếp thị vào lĩnh vực vận chuyển, quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Vậy Marketing trong ngành Logistics có chức năng gì và được triển khai thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết của Ori Agency!

1. Marketing logistics là gì? Vai trò đối với doanh nghiệp?

 a. Khái niệm Marketing Logistics 

Marketing Logistics (hay Marketing trong ngành Logistics) là các hoạt động từ lên kế hoạch đến kiểm soát luồng dịch chuyển và phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.

Marketing Logistics tập trung đảm bảo rằng sản phẩm được chuyển giao đúng thời gian, chất lượng và vị trí mục tiêu, đồng thời có giá cả và chương trình ưu đãi hợp lý. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng và giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.
 b. Vai trò của Marketing Logistics

Marketing Logistics đã ngày một khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh ngày nay khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khách hàng trở nên yêu cầu cao về trải nghiệm và giá trị từ dịch vụ.

Xác định vị thế trên thị trường

Bằng cách nắm vững thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng ngành, doanh nghiệp Logistics có thể xác định được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều này giúp họ tạo ra chiến lược phù hợp để nâng cao sự tôn vinh của thương hiệu và tăng cường sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
 Tăng độ phủ về nhận diện thương hiệu

Marketing Logistics là một phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Bằng cách sử dụng các chiến lược truyền thông, quảng cáo và Marketing online, doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo trên thị trường. 

Việc xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy và chất lượng giúp thu hút khách hàng, tạo lòng tin và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tạo giá trị và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Khi hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, công ty có thể tạo ra các giải pháp vận chuyển và dịch vụ thông qua tối ưu hóa quy trình vận chuyển, hạn chế chi phí và thời gian phát sinh. Từ đó mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng, tạo ra sự hài lòng và trung thành.

Hơn nữa, Marketing Logistics tạo cơ hội cho doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trong quá trình tương tác với dịch vụ. Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về quy trình vận chuyển, lịch trình giao hàng, và dịch vụ hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và tin tưởng tối đa khi sử dụng dịch vụ.
 Tăng năng suất quản lý chuỗi cung ứng

Marketing Logistics không chỉ tạo giá trị cho khách hàng mà còn giúp tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp. Khi tiếp cận dữ liệu và thông tin từ khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh và cải thiện quy trình vận chuyển, lập kế hoạch tồn kho và phát huy triệt để hoạt động Logistics toàn diện.

2. Hai hình thức Marketing Logistics đạt hiệu quả cao

 a. Marketing offline

So với online, các công ty Logistics thường đầu tư ít hơn vào các kênh tiếp thị offline bởi khó khăn trong việc đánh giá hiệu suất, giá thành cao hơn hay sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, Marketing offline vẫn có vai trò trong việc tạo niềm tin và xây dựng thương hiệu, đặc biệt là việc gặp gỡ và tương tác trực tiếp với khách hàng.

Dưới đây là một số cách thức mà doanh nghiệp có thể triển khai:

Tham gia Triển lãm và Hội chợ: Khi tham gia các sự kiện ngành, doanh nghiệp được trưng bày sản phẩm và dịch vụ của mình - một cơ hội tốt để gặp gỡ khách hàng tiềm năng và tạo mối quan hệ trực tiếp;
Đánh vào phân khúc B2B: Họp mặt và xây dựng mối quan hệ gắn bó với các đối tác, khách hàng trong trong lĩnh vực Logistics để doanh nghiệp thể hiện tính chuyên nghiệp và tạo dựng lòng tin;
Quảng cáo OOH và giao thông: Sử dụng quảng cáo trên các bảng biển, xe tải, đặc biệt là trên tuyến đường vận chuyển phổ biến là một trong những hình thức Marketing Logistics quan trọng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu;
In ấn và Tài trợ sự kiện: In ấn các loại quảng cáo như tờ rơi, catalog sản phẩm, thậm chí áo phông, cốc đựng nước tại các sự kiện thuộc lĩnh vực Logistics

b. Marketing online

Marketing là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Logistics, và Marketing online có vai trò quan trọng hơn cả bởi nó có đầy đủ các công cụ và khả năng đáp ứng mọi mục tiêu mà công ty hướng đến khi làm Marketing Logistics:
 Mục tiêu 1: Tăng độ nhận diện cho thương hiệu

Quảng cáo Display: Sử dụng quảng cáo hình ảnh, video trên các trang web liên quan đến ngành và sở thích của đối tượng mục tiêu để tạo sự nhận biết thương hiệu
Mạng xã hội: Tạo nội dung hấp dẫn, chia sẻ thông tin về thương hiệu và giá trị qua Facebook, Instagram, LinkedIn,...
PR trực tuyến: Liên hệ với các trang web, diễn đàn đối tượng độc giả phù hợp với ngành logistics hoặc đối thoại trực tiếp với khách hàng thông qua bình luận và phản hồi
Blog và Forum: Viết blog và tham gia vào diễn đàn cho phép doanh nghiệp chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giải pháp trong ngành Logistics

Mục tiêu 2: Thuyết phục khách hàng tin tưởng dịch vụ và thương hiệu

Email Marketing: Sử dụng email để gửi thông tin cập nhật, bài viết và thông điệp thuyết phục đến danh sách khách hàng tiềm năng
Marketing trên website: Tạo landing page để thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, đồng thời tạo nội dung chất lượng kèm hình ảnh, video,... để minh họa giải pháp và lợi ích
Social Media Marketing: Tạo nội dung thuyết phục trên mạng xã hội, sử dụng Facebook Ads để chuyển hướng khách hàng tới Landing page của doanh nghiệp
PR trực tuyến: Tận dụng thông báo báo chí trực tuyến - một công cụ Marketing Logistics để chia sẻ tin tức mới, những cải tiến và thành công của sản phẩm, sau đó tích cực tương tác với người quan tâm
Blog và Forum: Chia sẻ kinh nghiệm của khách hàng sử dụng sản phẩm để minh họa giá trị thực sự mà sản phẩm mang lại
SEO: Đảm bảo nội dung trên trang web, blog và các trang landing page được tối ưu hóa cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Mục tiêu 3: Chăm sóc khách hàng và gia tăng doanh số

PPC trên Google Ads: Tạo quảng cáo chỉ định để điều hướng khách hàng tới trang đích với thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và cách mua hàng
Facebook Ads: Tạo quảng cáo định hướng đến đối tượng mục tiêu dựa trên độ tuổi, giới tính, sở thích và thông tin hồ sơ, qua đó chia sẻ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn một cách thú vị và hấp dẫn
Social Media Marketing: Sử dụng mạng xã hội để trả lời nhanh chóng các câu hỏi và phản hồi từ khách hàng, thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ
Email Marketing: Gửi email chia sẻ thông tin về các khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cho khách hàng hiện tại để khuyến khích mua sắm
Mobile Marketing: Gửi tin nhắn văn bản chứa thông tin khuyến mãi và thông báo cho khách hàng, đảm bảo web và nội dung được tối ưu hóa cho di động để người dùng dễ dàng tìm thông tin và thực hiện mua sắm
SEO: Tối ưu hóa nội dung trên trang web và blog của bạn để nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm đầu tiên cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ

 3. Chức năng của Marketing đối với các công ty Logistics (theo mô hình 4P)
 Tương tự như các ngành nghề và lĩnh vực khác, Marketing Logistics có 4 chức năng chủ chốt như sau:
 a. Product (sản phẩm)

Trong ngành Logistics, Product liên quan đến dịch vụ vận chuyển, lưu trữ, quản lý hàng hóa, dịch vụ giao hàng,... Do đó, Marketing sẽ giúp định hình và tối ưu hóa các dịch vụ Logistics dựa trên nhu cầu thị trường bằng cách xác định USP của dịch vụ, đảm bảo chúng đáp ứng mong đợi của khách hàng và phát triển dịch vụ.
 b. Price (giá cả)

Marketing Logistics có nhiệm vụ xác định mức giá phù hợp dựa trên giá trị thực sự của dịch vụ, so sánh với các đối thủ cạnh tranh, qua đó tạo các chiến lược giá để thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận.

Sau đó, xác định giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả để sử dụng dịch vụ Logistics. Tránh thêm vào các chi phí phát sinh như khoảng cách giao hàng, trọng lượng hay chi phí.

c. Place (địa điểm)

Địa điểm phân phối quyết định về việc lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa. Chọn vị trí gần các thị trường quan trọng và cơ sở sản xuất có thể giúp giảm thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển. Trong khi đó, vị trí gần cảng và sân bay quan trọng giúp tối ưu hóa quá trình nhập xuất hàng hóa quốc tế.

Đối với các công ty Logistics quốc tế, việc lựa chọn vị trí cho các cơ sở vận chuyển và phân phối cần cân nhắc đến những yếu tố như hải quan, giao thông vận tải, và khả năng tiếp cận thị trường.

 d. Promotion (khuyến mại)

Với chức năng quảng bá và tiếp thị dịch vụ Logistics, Marketing Logistics giúp xây dựng chiến lược quảng cáo, tạo nội dung tiếp thị, sử dụng các kênh offline và online để tăng nhận thức về thương hiệu, tạo liên kết với khách hàng và khích lệ họ sử dụng dịch vụ.

4. Hướng dẫn triển khai Marketing trong ngành Logistics phù hợp với mọi doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên, Marketing online (gồm Digital Marketing hay các công cụ kinh doanh trực tuyến) là hoạt động bắt buộc phải có trong chiến lược tiếp thị của bất cứ công ty Logistics nào. Tuy nhiên, để tối ưu hóa chiến lược thì doanh nghiệp nên thực hành đầy đủ các bước sau:
 

a. Nghiên cứu tìm ra khách hàng mục tiêu

Thông thường, doanh nghiệp có 2 nhóm khách hàng chính, gồm khách hàng doanh nghiệp (B2B) và khách hàng người dân (B2C).

Nghiên cứu thị trường và tìm hiểu về khách hàng mục tiêu là bước quan trọng để hiểu rõ nhu cầu, mong đợi và hành vi của họ. Bằng cách xây dựng các hồ sơ khách hàng mục tiêu (buyer personas), bạn có thể tạo nội dung và chiến dịch Marketing tùy chỉnh, dựa trên kiến thức về khách hàng và định hướng chính xác hơn.

b. Tìm ra điểm USP trong sản phẩm của doanh nghiệp

Đây là bước không thể bỏ qua khi triển khai tiếp thị cho bất cứ ngành hàng nào, và Marketing Logistics cũng không ngoại lệ.

Tìm ra điểm độc đáo (Unique Selling Proposition) là việc xác định những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với đối thủ, bao gồm chất lượng dịch vụ, giải pháp tối ưu cho khách hàng hoặc tính tiện lợi trong quá trình Logistics. Liên kết USP với lợi ích mà khách hàng có thể nhận được giúp tạo ra giá trị thực sự cho họ.
 

c. Tập trung triển khai chiến lược Digital Marketing

Trước tiên, doanh nghiệp nên xác định kênh Digital phù hợp với ngành Logistics như trang web, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến và SEO. Từ đó, lập kế hoạch nội dung cụ thể cho từng kênh gồm viết blog, tạo video hướng dẫn, chia sẻ hình ảnh sản phẩm hay thông tin dịch vụ,...

Một số kênh cần đầu tư:

Quảng cáo Google Ads: Đặt quảng cáo với các từ khóa liên quan đến Logistics như "dịch vụ giao hàng nhanh", "vận chuyển hàng hóa quốc tế",... đồng thời liên tục theo dõi hiệu suất của quảng cáo và điều chỉnh từ khóa, nội dung và ngân sách để đạt được kết quả tốt nhất.
Mạng xã hội: Chia sẻ các thông điệp để tăng nhận diện thương hiệu thông qua nền tảng mạng xã hội. Tương tác tích cực qua bình luận, tin nhắn và thắc mắc từ khách hàng để tạo sự tin tưởng.
Email Marketing: Xây dựng danh sách email của khách hàng tiềm năng qua form thông tin liên hệ trên trang web. Sau đó, gửi email chứa nội dung hữu ích như bài viết blog, thông tin cập nhật về ngành Logistics và ưu đãi đặc biệt chỉ có tại công ty.
SEO: Nghiên cứu và xác định từ khóa quan trọng liên quan đến Logistics để tối ưu hóa nội dung cho website, qua đó cải thiện vị trí trên kết quả tìm kiếm.

d. Tạo chiến lược chương trình ưu đãi

Tạo chương trình ưu đãi có thể là một phương pháp để thúc đẩy mua sắm và thu hút khách hàng. Bằng cách cung cấp voucher giảm giá, quà tặng kèm, vận chuyển miễn phí hoặc các ưu đãi khác, bạn có thể kích thích hành động mua sắm từ phía khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng B2C. 

Hãy thực hiện kế hoạch Marketing Logistics này thông qua email, trang web và mạng xã hội để thông báo về chương trình ưu đãi và tạo sự quan tâm.

 

Thông tin chứng khoán

Cập nhật 2024-05-04 22:07

VN-INDEX 1,221.03 4.67 0.38%
HNX-INDEX 228.22 0.73 0.32%
UPCOM-INDEX 89.78 0.09 0.10%
VN30-INDEX 1,255.62 8.41 0.67%
HNX30-INDEX 490.71 2.50 0.51%
Tỉ giá ngoại tệ

Cập nhật 2024-03-21

Name Giá trị Thay đổi
USD/VND 24781 -0.0121%
EUR/VND 26912 -0.5873%
CNY/VND 3442.0712 -0.0155%
JPY/VND 163.5083 0.000234%
EUR/USD 1.086 -0.5677%
USD/JPY 151.62 0.238%
USD/CNY 7.1995 0.0222%
Giá vàng hôm nay

Cập nhật 2022-05-28 04:58

Loại Giá mua Giá bán
DOJI HN 68,500 69,500
DOJI SG 68,500 69,450
Phú Qúy SJC 68,650 69,400
SJC TP HCM 68,500 69,500
SJC Đà Nẵng 68,500 69,520
PNJ TP.HCM 54,100 55,200
PNJ HN 54,100 55,200

Top thành viên

Tag nổi bật